Theo hãng AP, cách đây hơn 15 năm, băng biển Bắc Cực đã nhanh chóng mất đi hơn 1/2 độ dày, trở nên yếu hơn, dễ tan chảy và ít có khả năng phục hồi hơn.
Ảnh minh họa. Nguồn: AP
Nghiên cứu cũng nhắc đến tầm quan trọng của hai sự thay đổi lớn tại Bắc Cực. Cụ thể, đã có những vết cắt lớn đối với dải băng ở đây vào năm 2005 và 2007. Trước đó, băng biển ở Bắc Cực thường già và rất khó để bị đẩy ra xa. Kết cấu rắn chắc này đã giúp vùng cực trở thành một máy điều hòa không khí toàn cầu, ngay cả trong mùa hè ấm áp hơn. Ở nghiên cứu mới, tác giả chính cho biết, hiện tại, băng đã mỏng đi rất nhiều, non hơn và dễ bị đẩy ra khỏi Bắc Cực, khiến hệ thống làm mát quan trọng gặp nhiều rủi ro.
Nghiên cứu mới đây trên tạp chí Nature vào ngày 15/3 cho biết trước năm 2007, 19% băng biển ở Bắc Cực dày ít nhất 13 feet (4m) – cao hơn so với chiều cao một con voi. Nhưng hiện con số này chỉ là 9.3% và tuổi thọ của băng cũng đã giảm hơn 1/3. Nghiên cứu đã trích dẫn tác động lâu dài của biến đổi khí hậu đối với băng biển Bắc Cực. Tác giả chính của nghiên cứu, ông Hiroshi Sumata - một nhà khoa học về băng biển tại Viện Địa cực Na Uy cho rằng băng Bắc Cực dễ bị tổn thương hơn trước đây rất nhiều vì độ dày mỏng hơn và có thể dễ dàng tan chảy. Băng biển dày hơn đóng vai trò quan trọng đối với tất cả sự sống ở Bắc Cực.
Ông Walt Meier, một nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia, người không tham gia nghiên cứu nhận định "môi trường băng ở biển Bắc Cực đã trải qua một sự thay đổi cơ bản". Bài báo này giúp giải thích lý do tại sao băng biển không phục hồi lại giống với trước đây. Trước đó, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung nhiều hơn vào phạm vi của băng biển Bắc Cực, hoặc mức độ bao trùm của nó bởi vì điều đó dễ dàng đo bằng vệ tinh.
Tín hiệu băng biển trong thời gian tới
Theo AP, chuyên gia Sumata đã phát hiện ra rằng lớp băng ở Bắc Cực ngày càng non hơn, mỏng hơn và đồng nhất hơn, vì vậy dễ dàng bị đẩy ngoài eo biển Fram. Chuyên gia cũng cũng nhận định băng dày hơn sẽ có nhiều cạnh và hình dạng kỳ lạ, khiến việc đẩy ra khỏi Bắc Cực trở nên khó khăn hơn do khí động học. Tuy nhiên, trong trường hợp băng mỏng đi, non hơn và bóng mượt hơn lại hoàn toàn khác.
Trong khi đó, ông Mark Serreze, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia, người không tham gia nghiên cứu cũng nhấn mạnh trước đây các nhà khoa học đã nhắc đến hiện tượng băng biển đang co lại và ngày càng mỏng hơn. Những đợt phun trào đã làm giảm thời gian lưu trú của băng ở Bắc Băng Dương trong hơn một năm qua, do đó, có ít thời gian hơn để dày lên và chính những lớp băng dày này mới có khả năng chống tan chảy. Tuy nhiên, vì Bắc Cực đang nóng lên nhanh chóng nên có lẽ không còn hy vọng băng tại Bắc Băng Dương có thể phục hồi.
Theo ông Sumata, năm 2005 và 2007 là thời kỳ có vùng nước mở ấm áp, rộng lớn và không tạo ra băng bồi đắp ở Bắc Cực. Ông cho biết chu kỳ nước ấm hơn sẽ khiến băng khó hình thành và dày hơn. Một khi đại dương tích lũy lượng nhiệt độ lớn khiến băng tan nhanh thì không thể dễ dàng quay lại thời kỳ băng dày như xưa. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng trong tương lai có thể xảy ra nhiều đợt thay đổi nhiệt độ lớn hơn làm cho băng mỏng đi và yếu hơn.
Nhìn chung, cả hai chuyên gia Sumata và Serreze cũng nghĩ rằng những tín hiệu ấm áp đột ngột sẽ sớm xảy ra nhưng đến hiện tại, hiện tượng này vẫn chưa xảy ra. Theo các dự đoán gần đây, Bắc Băng Dương sẽ không còn băng vào một số thời điểm của mùa hè trong vòng 20 đến 30 năm tới. Độ dày của băng biển và sức khỏe tổng thể của Bắc Cực là rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến cả những khu vực cách xa hàng nghìn dặm không bị đóng băng.
"Hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến khắp Trái đất vì cực bắc và cực nam giống như bộ tản nhiệt của Trái đất, hệ thống điều hòa không khí của Trái đất. Tổng thể mà chúng tôi quan sát được cho thấy máy điều hòa dường như đang không hoạt động tốt", ông Sumata nói.