Bàn về khế ước xã hội: kiệt tác triết học chính trị thế giới

T.N |

Được tôn vinh là tinh hoa tư tưởng nhân loại, hơn 250 năm qua "Bàn về khế ước xã hội" đã tác động lớn đến sự hình thành các xã hội văn minh phương Tây lẫn phương Đông.

Bàn về khế ước xã hội: kiệt tác triết học chính trị thế giới - Ảnh 1.

Tự do là điều kiện thiết yếu của con người

"Bàn về khế ước xã hội" (xuất bản năm 1762) là kiệt tác kinh điển của triết học chính trị phương Tây. Kế thừa tư tưởng của những triết gia vĩ đại thời kỳ khai sáng: Thomas Hobbes và John Locke, triết gia Jean-Jacques Rousseau phát triển học thuyết Khế ước xã hội theo hướng đúc rút những nguyên tắc liên kết mối quan hệ giữa các cá nhân, nhà nước, chính phủ để tạo thành xã hội vận hành theo ý chí nguyện vọng toàn dân.

Bàn về khế ước xã hội: kiệt tác triết học chính trị thế giới - Ảnh 2.

Do đó, "Bàn về khế ước xã hội" được coi là bản họa đồ nhằm xây dựng một thể chế dân chủ - cộng hòa, ngày nay hiểu là một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Theo Jean-Jacques Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên, cá nhân sẽ giải thoát cả hai áp lực về sự cạnh tranh và phụ thuộc vào nhau, và như thế con người vẫn tồn tại tự do.

Nội dung "Bàn về khế ước xã hội" chia làm bốn quyển rất khúc chiết. Quyển thứ nhất khái lược quá trình hình thành xã hội và lý do con người cần phải cùng nhau tham gia vào xã hội dân sự thông qua khế ước (công ước/ hiến pháp/ hiệp ước). Quyển thứ hai bàn về lập pháp và ý chí toàn dân. Quyển thứ ba lập luận vấn đề hành pháp. Quyển thứ tư luận về tư pháp.

Bàn về khế ước xã hội: kiệt tác triết học chính trị thế giới - Ảnh 3.

Những quy ước, định hướng trong xã hội

"Bàn về khế ước xã hội" đã tạo nên bước ngoặt quyết định cho triết học chính trị và xã hội hiện đại. Những quan điểm pháp chế, định hướng xây dựng xã hội trong "Bàn về khế ước xã hội" đã mở đường cho đại cách mạng Pháp năm 1789, đặt nền móng hình thành Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948 và là một trong những tác phẩm quan trọng trong phong trào Minh Trị duy tân tại Nhật Bản.

Cho đến nay, "Bàn về khế ước xã hội" vẫn là tác phẩm được khảo cứu, vận dụng tại nhiều quốc gia cũng như các tổ chức toàn cầu nhằm tìm kiếm giá trị và chuẩn mực công dân toàn cầu khao khát hiện thực hóa để nhân loại chung sống hòa bình, tương trợ lẫn nhau. Điển hình như dự án Khảo sát Giá trị Thế giới (World Values Survey) hay các hiệp ước, công ước giữa quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bàn về khế ước xã hội: kiệt tác triết học chính trị thế giới - Ảnh 4.

Bất cứ giai đoạn lịch sử nào, khi con người vẫn còn hướng vọng về một xã hội tự do, công bằng thì "Bàn về khế ước xã hội" vẫn còn nguyên giá trị tư tưởng. Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã cẩn trọng tuyển chọn điển tác "Bàn về khế ước xã hội" là một trong những cuốn sách quý thuộc lĩnh vực Chính trị học trong Tủ sách Nền tảng Đổi đời. Độc giả có thể tìm đọc và chọn mua cuốn sách "Bàn về khế ước xã hội" tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend Café cho phiên bản in và ebook.

Bàn về khế ước xã hội: kiệt tác triết học chính trị thế giới

Bàn về khế ước xã hội: kiệt tác triết học chính trị thế giới - Ảnh 6.

TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!
TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: Sự vượt trội trong tầm nhìn phát triển của Dubai.)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại