Bài văn tả giáo viên "cao lều khều, trán nhiều nếp nhăn", đọc đoạn kết mới thấy tinh tế

Hà Mã |

Bài văn câu nào câu nấy đều khen cô giáo nhưng ai đọc xong cũng thấy "không ổn rồi".

Đối với trẻ con , mọi chuyện đều luôn đơn giản, chúng không suy nghĩ quá nhiều mà luôn tin vào những gì mình thấy. Nhưng đôi khi, sự thật thà và ngây thơ quá mức lại tạo ra không ít những tình huống dở khóc dở cười. Bởi trong cuộc sống, mấy ai lại thích lời thật thà đến đau lòng, mà dù cho có thật thế cũng cần khéo léo giấu đi.

Trong đời thường đã nhiều lắm những lần trẻ con nói thẳng, nói thật khiến người lớn không biết trốn vào đâu thì trong những tình huống "cấp bách" như làm văn thì còn nhiều hơn. Bởi lẽ, các bé chưa có nhiều suy nghĩ bay bổng để làm cho bài văn miêu tả hay hơn, mà "độp" thẳng luôn những gì mình thấy vào bài viết.

Để tránh tình trạng này, nhiều giáo viên đã đưa ra những bài văn mẫu để học sinh học hỏi theo, nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt. Trường hợp dưới đây không thích rập khuôn mà làm theo những gì mình thấy cho chân thực nhất.

Bài văn tả giáo viên cao lều khều, trán nhiều nếp nhăn, đọc đoạn kết mới thấy tinh tế - Ảnh 1.

Bài văn miêu tả cô giáo của học sinh như sau: "Cô giáo em tên là Tâm. Cô có làn da trắng mịn như da em bé. Mặt cô hơi béo nhưng rất xinh. Cô rất cao lều khều, khi em đứng cùng cô làm em ngước nhìn sái cả cổ. Trán cô có nhiều nếp nhăn bởi vì cô thức khuya để soạn giáo án cho chúng em học. Đôi bàn tay sần sùi nhưng hơi lòng thòng vì cô viết bảng nhiều quá. Em rất yêu cô giáo của em".

Các câu văn đều rất đầy đủ, dễ hiểu, có miêu tả, so sánh đa dạng, đặc biệt còn vừa khen vừa chê cô giáo như: "Mặt cô hơi béo nhưng cô rất xinh", "Trán cô có nhiều nếp nhăn bởi vì cô thức khuya để soạn giáo án cho chúng em học",... Mới đầu đọc vào ai cũng giật mình thon thót nhưng đọc kỹ mới thấy học trò này cũng rất biết nghĩ đấy chứ. Biết được những nếp nhăn, đôi tay sần sùi đều là vì mang đến bài giảng cho học sinh. Nhưng mấy ai lại muốn được khen ngợi theo cách "vừa đấm vừa xoa" thế này đâu cơ chứ.

Tuy nhiên, lối suy nghĩ này của học sinh cũng rất đáng khen khi làm bài văn không bị rập khuôn văn mẫu "mắt đen như hột nhãn", "da trắng như tuyết", "môi đỏ như máu"... mà viết ra được những điều mình thấy, qua đó còn đánh giá được sâu xa sự việc. 

Vì thế, giáo viên và cha mẹ nên nhìn ra những tiềm năng này của các bé để tiếp tục trau dồi và định hướng đúng đắn hơn. Chắc chắn trong tương lai sẽ không gặp phải những tình huống bi hài như thế này nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại