Bài toán nan giải liên quan tới viện dưỡng lão tại Trung Quốc

Hà Linh |

Tại viện dưỡng lão Heyuejia ở Bắc Kinh, “cư dân” mới thường chia sẻ về tuổi tác, nghề nghiệp cũ của họ rồi nhận được tràn vỗ tay và cùng thổi nến, nhảy với những người cao tuổi khác.

Người cao tuổi tự lấy đồ ăn tại một viện dưỡng lão ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Người cao tuổi tự lấy đồ ăn tại một viện dưỡng lão ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Với mức giá 10.000 nhân dân tệ (trên 35 triệu đồng) mỗi tháng, mỗi người cao tuổi khi ở tại Heyuejia sẽ được chăm sóc bằng thức ăn dinh dưỡng, ở trong các căn phòng rộng rãi và tham gia hoạt động thư pháp, nghệ thuật…

Tuy nhiên, đây không phải là bức tranh toàn cảnh về viện dưỡng lão tại Trung Quốc. Trên thực tế hầu hết các cơ sở đều thiếu “cư dân” khi chỉ đáp ứng được 50% khả năng đón nhận. Trong khi đó tỷ lệ này tại Nhật Bản là 80% và Anh là 90%.

Viện dưỡng lão vốn đóng vai trò quan trọng trong những quốc gia già hóa dân số như Nhật Bản. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng thực tế Trung Quốc thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực có chuyên môn khiến lĩnh vực này không đạt chất lượng và đặt gánh nặng trên vai các gia đình.

Tính đến năm 2020, Trung Quốc có tổng cộng 264 triệu người dân trên 60 tuổi, con số này dự kiến tăng mạnh khi dân số trong độ tuổi lao động ngày càng giảm.

Với hỗ trợ của chính phủ, có trên 40.000 viện dưỡng lão được xây dựng tại Trung Quốc trong thập niên gần đây. Tuy nhiên nhiều cơ sở có mức giá quá cao hoặc chất lượng quá thấp để thay thế được sự chăm sóc của các gia đình.

Cách đây một thập niên, Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2020 đào tạo 6 triệu điều dưỡng làm việc tại viện dưỡng lão. Hãng thông tấn Xinhua đưa tin đến năm 2017, mới chỉ có 300.000 người đạt đủ tiêu chuẩn. Mục tiêu hiện nay của Trung Quốc là đến năm 2022 đào tạo được 2 triệu người.

Bài toán nan giải liên quan tới viện dưỡng lão tại Trung Quốc - Ảnh 2.

Trung Quốc đang đối mặt tới tình trạng già hóa dân số. Ảnh: Reuters

Giáo sư Bei Wu tại Đại học New York (Mỹ) đánh giá kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, mức giá cao và nhân viên không tận tâm đã góp phần hạ tiềm năng của các viện dưỡng lão. Giáo sư Bei Wu cho biết đến gần đây, hầu hết người cao tuổi vẫn được thành viên gia đình chăm nom. Tuy nhiên, tình trạng di cư, gia đình thu nhỏ và việc từ chối trách nhiệm đã ảnh hưởng tới truyền thống chăm sóc người cao tuổi trong gia đình.

Kỹ sư Yang Wei tại tỉnh Hà Bắc cho biết ông của anh nay gần 90 tuổi và muốn đến viện dưỡng lão để giảm áp lực chăm sóc cho gia đình. Ông đã chuyển đến viện dưỡng lão có mức giá 4.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Nhưng Yang cho rằng các điều dưỡng không mấy để ý đến tình trạng của người cao tuổi. Do vậy Yang đã đưa ông quay trở về nhà.

Bà Nie Guihua (72 tuổi) đã chăm sóc cho chồng Yang Shulin trong gần 2 thập niên. Ông Yang bị đột quỵ từ năm 55 tuổi và phải dùng xe lăn, không thể nói được. Bên cạnh chăm lo cho chồng, bà Nie còn trông cả 2 cháu. Bà Nie cùng chồng nhận được 800 nhân dân tệ mỗi tháng từ chính phủ, chỉ tương đương 2/3 mức chi phí/tháng của một viện dưỡng lão gần nơi họ sống ở ngay ngoại ô Bắc Kinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại