Bài Toán lớp một 10-7=3 bị giáo viên gạch sai, tưởng cô giáo nhầm nhưng nghe giải thích xong ai cũng phải gật đầu

BOB V |

Bài toán lớp 1 này gây khó với cả người lớn nữa chứ đừng nói là học sinh.

Ngày trước, học Toán lớp 1, người ta thường chỉ biết đến các phép cộng, trừ, nhân, chia đơn giản. Nhưng ngày nay, học sinh lớp 1 còn được rèn luyện cả tư duy thông qua các phép toán. Nếu thiếu đi sự nhạy bén, các em dễ mất điểm như chơi.

Một bài toán lớp 1 ở Trung Quốc có nội dung như sau: Một chiếc xe buýt được chở tối đa 10 người, 7 người đã lên xe thì xe còn mấy chiếc ghế trống để ngồi?

Học sinh tên Tiểu Lân đã nhanh ghi phép tính của mình vào bài làm là . Nhưng đáp án này đã bị giáo viên gạch bỏ, kể cả các bạn học của em cùng có chung câu trả lời và tất nhiên chẳng ai nhận được điểm trọn vẹn cho bài kiểm tra lần này.

Bài Toán lớp một 10-7=3 bị giáo viên gạch sai, tưởng cô giáo nhầm nhưng nghe giải thích xong ai cũng phải gật đầu - Ảnh 1.

Sau khi xem bài làm của con, phụ huynh nào tranh cãi dữ dội trong group chung và đành tìm đến cô giáo để được giải đáp.

Theo đó, cô giáo nói rằng: "Đề bài cho biết chiếc xe giới hạn 10 người ngồi, nhưng khi thực hiện phép tính, thay vì tính rằng chiếc xe chở được 10 hành khách, chúng ta vẫn còn phải trừ đi bớt 1 chỗ của tài xế nữa, nên phép tính đúng phải là ". Nghe lời giải thích này, nhiều phụ huynh ngẫm lại và cho rằng khá có lý nên không ai bàn luận gì thêm nữa.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đây là lối suy nghĩ của giáo viên, còn với con trẻ, rất khó để các bé nghĩ theo hướng đi này khi gặp các dạng đề tương tự.

Vậy, nếu học sinh gặp các bài toán như trên, nên làm thế nào để các em không bị mất điểm?

- Đầu tiên, hãy đọc kỹ các câu hỏi mà không để sót một từ nào

Đọc kỹ câu hỏi là điều cần thiết và vô cùng quan trọng nếu muốn giải đúng một bài toán. Ở câu hỏi trên, hầu hết các học sinh đều bỏ qua chữ "tối đa" mà chỉ chú ý vào các con số thế nên mới khiến bài toán đi chệch hướng.

Bài Toán lớp một 10-7=3 bị giáo viên gạch sai, tưởng cô giáo nhầm nhưng nghe giải thích xong ai cũng phải gật đầu - Ảnh 2.

- Thứ hai, trau dồi khả năng tư duy độc lập và phân tích

Mỗi học sinh phải học cách suy nghĩ và phân tích vấn đề, bởi trong phòng thi, giáo viên không thể phân tích nội dung câu hỏi cho học trò. Càng không thể nói cho học sinh biết những chiếc "bẫy" hay những chi tiết nút thắt để gỡ rối bài toán mà mỗi người cần phải tự thân vận động.

Học sinh có thể thử một số trò chơi để phát triển tư duy logic, rèn luyện thêm các dạng đề tương tự, trau dồi thêm một số kiến thức xã hội để áp dụng vào việc làm bài một cách hiệu quả.

- Thứ ba, hãy học tốt ngôn ngữ

Ngỡ rằng không liên quan nhưng điều này lại vô cùng cần thiết. Nếu có vốn từ vựng vững chắc giúp mỗi học sinh hiểu rõ được đề bài muốn nói gì, yêu cầu gì và có các dữ kiện ra sao. Điều này hoàn toàn dựa vào khả năng đọc - hiểu của mỗi người. Nếu năng lực này bị hạn chế cũng đồng nghĩa với việc học sinh rất khó trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn cho bài toán.

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại