Bài Toán gây "đau não" ở Ấn Độ nhưng học trò Việt Nam giải cái vèo, đọc sang đề bài mà tức giùm thay

EDWARD NGUYỄN |

Đề Toán này đang gây nhiều tranh cãi trên MXH Ấn Độ khi có đề bài mang tính phân biệt nam - nữ.

Xác suất thống kê vẫn luôn là nỗi ác mộng với không ít học sinh Việt Nam. Đây là phần kiến thức sẽ có trong chương trình cấp 3, thường được coi là các câu hỏi đánh giá cao sự tư duy logic của học sinh.

Không chỉ Việt Nam mà xác suất thống kê cũng khiến học trò các nước khác "đau đầu" đấy. Mới đây, một bài Toán liên quan đến kiến thức này đã gây tranh cãi trên mạng xã hội Ấn Độ.

Cụ thể đề bài như sau:

"Một người đàn ông muốn cưới 1 cô gái làm vợ và ông ta có những yêu cầu sau:

+ Da trắng: Xác suất của cô gái có yếu tố này là 1/20

+ Có nhiều tiền bạc: Xác suất của cô gái có yếu tố này là 1/50

+ Có thái độ tốt và phong cách sành điệu: Xác suất là 1/100

Dựa theo những yêu cầu trên, tính xác suất để người đàn ông tìm ra vợ của mình".

Bài Toán gây đau não ở Ấn Độ nhưng học trò Việt Nam giải cái vèo, đọc sang đề bài mà tức giùm thay - Ảnh 1.

Đáp án chính xác của bài toán là sử dụng phép tính nhân: 1/20 x 1/50 x 1/100 = 0,00001.

Đây là bài toán khá dễ trong kiến thức tổ hợp xác suất, tuy nhiên điều gây tranh cãi chính là nội dung ra đề khi đề cập đến vấn đề hôn nhân nam - nữ.

Nhiều ý kiến phản đối đề bài này khi đưa ra những yêu cầu quá phân biệt giới tính trong chuyện tuyển vợ chồng như người vợ phải cần da trắng, có nhiều tiền bạc, thái độ... Điều này vô hình chung sẽ làm cho việc phân biệt giới tính tại Ấn Độ trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số ý kiến của netizen:

- “Tôi không thể tin được là một bài Toán như thế này lại được chấp nhận”.

- “Không một câu nào nhắc đến việc cô gái có đồng ý hay không”.

Được biết, bài Toán này nằm trong đề thi của một trường ĐH khi dạy môn Xã hội học. Nội dung đề bài nói về việc của hồi môn của bố mẹ có ý nghĩa thế nào với con cái, và liệu tài sản đó có giúp cô tìm được người chồng ưng ý hay không. Tuy nhiên, dường như cách ra đề phi logic và thiếu văn hoá đã khiến môn học này mất đi ý nghĩa của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại