Trong suốt 12 năm phổ thông, Toán là môn học gắn bó nhất, song cũng là môn học gieo rắc nhiều nỗi sợ nhất vì có rất nhiều các định lý, công thức phải học thuộc và áp dụng linh hoạt. Những lúc rối não với những bài toán như vậy, ai cũng chỉ mong được học tiểu học để làm những bài toán đơn giản, lướt qua cũng giải được ngon ơ.
Tuy nhiên, không phải bài toán tiểu học nào cũng dễ "xơi" đâu, nhiều khi vì đã quen với việc giải toán phức tạp rồi nên động đến lại thấy không quen. Bài toán dưới đây là một ví dụ, rất nhiều người dù học giỏi toán cũng có lúc phải lúng túng:
Điền vào chỗ trống các dấu Cộng (+), trừ (-), nhân (x), chia (:) để được phép tính đúng: 7...7...7 = 6.
Bài toán tiểu học hack não rất nhiều người (Ảnh: Internet)
Bài toán này chỉ gồm các số tự nhiên quen thuộc, chỉ cần điền các dấu tạo thành phép tính đúng là được. Tuy nhiên, bài toán này khi được đưa cho các bác sĩ của một bệnh viện thì lại không thu về kết quả như mong đợi, ai cũng vắt óc suy nghĩ nhưng lại chẳng đưa ra được đáp án đúng.
Vậy nhưng, nếu quan sát kỹ phép tính và suy nghĩ một cách đơn giản theo điều mà chúng ta đã học ở tiểu học là nhân, chia trước, cộng, trừ sau thì lại dễ hơn nhiều. Và khi đặt dấu (-) ở khoảng trống đầu tiên và dấu (:) ở khoảng trống thứ 2, ta sẽ được đáp án đúng: 7 - 7 : 7 = 6.
Phép tính được biến đổi cụ thể như sau: 7 - 7 : 7 = 6 => 7 - (7 : 7) = 6 => 7 - 1 = 6.
Vốn dĩ bài toán chỉ là sử dụng các phép tính thông thường đã học ở cấp 1 nhưng vẫn không ít người lúng túng vì đã trót quên đi kiến thức này. Vì vậy, đôi khi chỉ cần suy nghĩ vấn đề một cách đơn giản, vận dụng vốn hiểu biết của bản thân là dễ dàng tìm ra ngay đáp án.