Toán học là bộ môn khoa học với những con số, những phép tính cho ta kết quả hoặc là đúng hoặc là sai. Nhưng để chứng minh được 1 bài toán đúng hay sai và tìm ra đáp án thì hẳn chúng ta phải học nhiều hơn các định lý, định luật, quy tắc,... Bởi nếu ra đáp án đúng nhưng quá trình giải quyết không chuẩn thì rất có thể câu trả lời sẽ không được chấp nhận.
Những tưởng điều này chỉ xảy ra với Toán học ở cấp độ khó hơn như THCS hay THPT mà ngay cả học sinh tiểu học cũng hay mắc phải trường hợp này, điển hình như bài toán dưới đây. Theo đó, bài toán nhìn vào khá đơn giản khi yêu cầu học sinh thực hiện phép tính 2 x 3 : ?
Nhiều người có thể nhắm mắt mà giải quyết đề bài này trong tích tắc nhưng với học sinh thì chưa hẳn. Đáp án mà học sinh đưa ra trong bài là 2, dĩ nhiên đây là kết quả đúng, nhưng cô giáo đã không tính kết quả này và gạch sai. Đọc qua phần lý giải mà cô giáo chữa cho học trò thì ai cũng tấm tắc.
Theo đó, dù cùng ra kết quả là 2, nhưng học sinh lại thực hiện phép chia ở vế phải trước và sau đó mới nhân cho 2, còn giáo viên thì lần lượt thực hiện phép tính từ trái sang phải. Như chúng ta đã biết, có 3 quy tắc tính toán mà bất kỳ ai cũng thuộc nằm lòng đó là:
Quy tắc 1: Trước nhất, thực hiện bất kỳ phép toán nào bên trong dấu ngoặc đơn.
Quy tắc 2: Tiếp theo, thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.
Quy tắc 3: Cuối cùng, thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
Như vậy, vì phép toán không xuất hiện dấu ngoặc và dấu cộng, trừ, thế nên theo thứ tự học sinh phải thực hiện phép tính từ trái qua phải. Với cách chấm điểm như giáo viên trong bài, dù kết quả cuối cùng đưa ra là đúng nhưng quy trình thực hiện không theo quy tắc nên dĩ nhiên toàn bộ bài toán đều không được tính điểm.
Đây là một lưu ý hết sức quan trọng dành cho những phụ huynh có con em đang trong độ tuổi học tiểu học vì đây là lỗi sai cơ bản mà nhiều em mắc phải. Nắm chắc các quy tắc sẽ tránh các trường hợp mất điểm oan cho học sinh và dành được điểm cao trong các bài kiểm tra Toán học.