Israel có công nghệ hiện đại và tiên phong trong tiêm chủng ngừa Covid-19, với tỷ lệ tiêm chủng cao, bằng cả vaccine ngoại và nội. Nhưng họ vẫn hứng chịu những tổn thất lớn trong cuộc chiến với dịch bệnh này. Bài học xương máu của họ là gì?
Người dân Israel đeo khẩu trang trên phố để phòng ngừa Covid-19. Ảnh: EPA.
LTS:Israel nổi tiếng về trình độ công nghệ nói chung và y học nói riêng. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Israel cũng tiên phong trong cả nghiên cứu vaccine nội địa và nhập các vaccine mới, hiệu quả của nước ngoài để tiêm chủng diện rộng cho công dân nước này. Tuy nhiên, Israel vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh như mong muốn, phải tăng cường trở lại việc giãn cách và đeo khẩu trang. Theo số liệu của trang thống kê toàn cầu Worldometer, tính đến sáng 15/8/2021 (giờ Việt Nam), Israel đã ghi nhận tổng cộng 934.896 ca mắc Covid-1 và 6.622 ca tử vong do bệnh này, trong bối cảnh dân số của Israel hiện nay chỉ tầm 9,3 triệu người (tức là chỉ nhỉnh hơn dân số thành phố Hồ Chí Minh).
Thực tế trên là một gợi ý quan trọng cho thấy, để đương đầu hiệu quả với "quái vật" Covid-19 và biến thể Delta siêu lây nhiễm, phải cần đến một giải pháp tổng thể, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa kiểu 5K chứ không thể chủ quan và ỷ lại vào riêng vaccine.
Báo điện tử VOV xin giới thiệu với quý vị phần dịch bài viết của tác giả Israel Mehul Srivastava đăng trên tờ Financial Times của Anh (vào ngày 13/8) về công tác tiêm chủng ở Israel, để từ đó chúng ta có thể rút ra một số bài học nhất định cho cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay ở Việt Nam. Các tít phụ do VOV.VN đặt: