Bác sĩ gác chân là kém chuyên nghiệp, bệnh nhân ghi hình coi chừng phạm pháp

Bác sĩ Wynn Huynh Tran (Hoa Kỳ) |

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một góc nhìn về mối quan hệ phức tạp giữa bệnh nhân và bác sĩ (BN-BS).

BS kém chuyên nghiệp khi gác chân trong lúc nói chuyện với người nhà bệnh nhân

Theo một nghiên cứu từ UCLA, phần lớn (khoảng 93%) ngôn ngữ giao tiếp BN-BS là thông qua ngôn ngữ cơ thể và cách nói chuyện, chỉ có 7% là dựa vào nội dung và từ ngữ.

Trong trường hơp này, tư thế gác chân lên ghế khi nói chuyện với BN (hoặc người nhà BN) của BS có thể bi hiểu sai là vị BS này không quan tâm hoặc không chú ý cho dù nội dung câu chuyện có thế nào.

Bạn đọc chắc cũng từng có kinh nghiệm chuyện này khi cùng một câu nói "I love you" nhưng có thể hiểu cả trăm cách khác nhau tuỳ vào ngữ cảnh và ngôn ngữ cơ thể.

Xem trong clip, ở phần cuối thì BS này không gác chân nữa mà chuyển sang tư thế khác, lúc đó gia đình BN không nói nữa và dịu giọng xuống. Có thể nhận xét ngôn ngữ cơ thể thay đổi của BS đã có tác dụng đến giao tiếp.

Ở Mỹ, các hành vi này đều được quy định trong luật. Các điều luật trong BV ghi rõ BS phải chuyên nghiệp trong điều trị bênh nhân, bao gồm trang phục, cách ăn nói, và trong giao tiếp, ví dụ như Bệnh viện Đại học Utah (5). 

Hội Y Khoa Hoa Kỳ (AMA) cũng khuyến cáo BS phải tôn trọng, có tác phong chuyên nghiệp trong điều trị bệnh nhân (Chương 1, phần quan hệ BN-BS) (6).

Người nhà BN có sai khi ghi âm?

Bác sĩ gác chân là kém chuyên nghiệp, bệnh nhân ghi hình coi chừng phạm pháp - Ảnh 1.

Câu trả lời không rõ ràng vì tuỳ hoàn cảnh.

Tại Mỹ, luật liên bang yêu cầu phải có ít nhất một bên đồng ý thì mới được quay phim (ghi hình). Nói cách khác, nếu bệnh nhân muốn ghi âm và chính họ ghi âm thì được. Khoảng 12 bang, trong đó có California và Florida là hai nơi yêu cầu cả BN và BS đồng ý trước khi ghi âm.

Như vậy, phần lớn các bang cho phép BN tự ghi âm mà không cần sự đồng ý của BS. Nhưng hậu quả của việc ghi âm này là gây tổn thương hoặc thậm chí xóa bỏ hẳn mối quan hệ BN-BS. Xa hơn là khiến mất đi niềm tin vào nhau.

Tuy nhiên, ghi âm/ghi hình ngoài mục đích cuộc nói chuyện khám bệnh (như ghi hình trong phòng nghỉ riêng của BS), ghi hình người khác hoăc BN khác (trong trường hợp của BS Minh có hình ảnh một người phụ nữ bế con) trong lúc nói chuyện với BS… có thể dẫn đến vi phạm luật riêng tư của BS và BN khác. Bằng lý do này, người nhà BN đã sai.

Sự riêng tư của BS và nhân viên y tế cũng quan trọng như sự riêng tư của BN. Tại Mỹ có các phòng riêng và khu riêng dành cho BS và nhân viên y tế trong BV mà bệnh nhân không được vào. Xâm phạm vào các khu vực này có thể khiến BN đối mặt với cáo trạng vi phạm quyền riêng tư.

Chính vì điều này, việc ghi âm/ghi hình và ghi âm/ghi hình người nào là chuyện rất phức tạp trong mối quan hệ BN-BS.

Nếu được đề nghị được ghi âm trước khi cuộc nói chuyện bắt đầu, đa số các BS đều từ chối vì họ sẽ mất tự nhiên, sẽ thu mình lại, hoặc sẽ không nhận bênh nhân này. Thậm chí BS có quyền từ chối khám bệnh nếu bênh nhân tiếp tục ghi âm/ghi hình.

Bác sĩ gác chân là kém chuyên nghiệp, bệnh nhân ghi hình coi chừng phạm pháp - Ảnh 2.

Hình ảnh BS M. gác chân đối thoại với người nhà bệnh nhân. Ảnh cắt từ clip

Trong trường hợp video của BS khám mắt, vị BS có quyền đứng lên và từ chối tiếp chuyên với BN (hoặc người nhà BN), vì bà không được xin phép trước khi bị ghi âm/ghi hình.

Tuy nhiên, việc đồng ý và tiếp tục nói chuyện (kéo dài đến 7 phút) đồng nghĩa tạo ra một mối quan hệ BN-BS xác định.

Một nghiên cứu khác cho thấy 15% BN lén thu âm cuộc nói chuyện với BS cho dù BS có thích hay không. Điều đó cho thấy BN cần nghe lại các hướng dẫn hoặc giải thích của BS.

Việc chia sẻ băng ghi âm/ghi hình của giao tiếp BN-BS lên trên mang, về mặt lý thuyết, là tùy ý bênh nhân, theo như các nghiên cứu từ trường Y Khoa Dartmouth. Tuy nhiên, rất ít BN và người nhà chia sẻ các băng ghi này trên mạng vì lý do cá nhân.

Lợi ích của ghi âm/ghi hình khi gặp BS

Trái với nhiều nguòi nghĩ, việc ghi âm/ghi hình trong cuộc hội thoại BN-BS có thể có những lợi ích. Trong nhiều trường hợp, BN khi ra khỏi phòng khám liền bị quên mất BS đã hướng dẫn mình nên làm gì, đăc biệt là với những BN lớn tuổi.

Một số trường hợp khác như chăm sóc tích cực hoặc hồi sức cấp cứu, khi BN đang hôn mê và có quá nhiều thông tin từ BS, việc thu âm có thể giúp gia đình hiểu thêm về bênh trạng và có quyết định tốt hơn.

Y khoa ngày càng hiện đại, các BS sẽ gặp BN mang theo và sẵn sàng smart phone ngày càng nhiều. BS sẽ không có cách nào để biết mình có đang bị ghi âm/ghi hình hay không rồi post lên mạng. Cách tốt nhất để bảo vệ BS và cho cả BN chính là su giao tiếp chuyên nghiêp, dù BN có ghi âm hay không.

Các link tham khảo:

1. http://www.iojt-dc2013.org/~/media/Microsites/Files/IOJT/11042013-Albert-Mehrabian-Communication-Studies.ashx

2.http://www.medscape.com/viewarticle/835195_4

3. https://www.statnews.com/2017/07/10/record-doctors-office-patient-visit/

4. http://bmjopen.bmj.com/content/5/8/e008566

5. https://healthcare.utah.edu/careers/docs/DressCodePolicy.pdf

6. https://www.ama-assn.org/sites/default/files/media-browser/code-of-medical-ethics-chapter-1.pdf

7. https://www.sciencedaily.com/releases/2017/07/170710135301.htm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại