Bắc Kinh thực sự muốn gì khi “siết gọng kìm” với các đại gia công nghệ?

Ngọc Diệp |

Theo phân tích của chuyên gia, chính phủ Trung Quốc hoàn toàn không có ý định tước đoạt quyền lực của tập đoàn công nghệ lớn như Tencent hay Alibaba.

Giới chức Trung Quốc đang siết chặt quản lý với các “đại gia” công nghệ lớn nhất, tập đoàn Tencent Holdings hiện đang bị đưa vào “tầm ngắm”. Trước đó, giới chức Trung Quốc đã làm tương tự với tập đoàn Alibaba, theo nội dung bài đăng mới đây từ Nikkei.

Nếu nhìn từ bên ngoài, giới chức Trung Quốc đang tập trung vào những hành vi phản cạnh tranh và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng. Tuy nhiên theo nhiều nhà quan sát, loạt động thái gần đây cho thấy họ muốn kiểm soát chặt hơn các công ty công nghệ thông tin.

Nhiều công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đã sử dụng quyền lực độc quyền của họ trong thị trường khép kín của Trung Quốc nhằm củng cố cho sự thống trị của họ. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của họ giờ đây đang được thử thách bởi sự siết chặt chính sách của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc.

Vào ngày 27/7/2021, ứng dụng WeChat của Tencent công bố đã tạm ngưng chấp nhận đăng ký người dùng mới nhằm tuân thủ theo hệ thống an ninh thông tin mới mà giới chức Trung Quốc đề xuất. Với hơn 1,2 tỷ người dùng, WeChat đã trở thành ứng dụng vô cùng phổ biến tại Trung Quốc. Phần mềm WeChatPay của Tencent hiện đang xử lý khoảng gần 40% giao dịch trên di động của Trung Quốc.

Ngày 24/6/2021, Cơ quan Nhà nước về Quản lý Thị trường Trung Quốc (AMRT) công bố án phạt mới nhất ước tính khoảng 50.000 nhân dân tệ áp với WeChat sau khi ứng dụng này công bố thâu tóm một công ty nhạc Trung Quốc. Vụ thâu tóm này giúp cho Tencent nắm được hơn 80% thị phần của thị trường nhạc trực tuyến Trung Quốc, theo cơ quan giám sát thị trường. Cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu công ty này phải ngừng quyền khai thác âm nhạc độc quyền này.

Những yêu cầu áp với Tencent là một phần trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc từ nă ngoái nhằm hướng đến việc áp luật chống độc quyền và buộc công ty phải siết chặt kiểm soát với thông tin cá nhân.

Với giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn cả Alibaba, Tencent hiện đang là 1 trong 10 công ty lớn nhất thế giới. Tuy nhiên khi bị giới chức siết chặt các biện pháp kiểm soát, cổ phiếu của Tencent giảm hơn 20% trong tháng 7/2021, giá trị vốn hóa thị trường của Tencent sụt mất hơn 170 tỷ USD.

Cơ quan quản lý từng nhiều lần siết chặt kiểm soát với Tencent và cứ mỗi lần như vậy, cổ phiếu Tencent lại sụt giảm. Tuy nhiên lần mới nhất này hoàn toàn khác, nhà đầu tư có lẽ cũng hoàn toàn hiểu rằng sự siết chặt chính sách của nhà quản lý sẽ không chỉ được thực hiện trong ngắn hạn mà nó sẽ kéo dài.

Tencent vốn được coi như siêu ứng dụng đầu tiên của thế giới, ứng dụng giúp cung cấp cho người dùng rất nhiều dịch vụ Internet tích hợp. Với WeChat, người dùng có thể nhắn tin, chơi game, mua hàng qua mạng, vận chuyển thực phẩm, gọi xe và thậm chí cả mua vé.

Với ứng dụng WeChat tích hợp rất nhiều dịch vụ khác, người dùng có thể thực hiện phần lớn các hành vi trực tuyến chỉ tại một nơi. Khi họ tải ứng dụng mới, họ sẽ không cần phải trải qua quá trình rắc rối của việc tải và đăng ký. Hoạt động thanh toán có thể được thực hiện ngay qua WeChat Pay.

Nhiều nhà phát triển ứng dụng nhỏ và vừa tại Trung Quốc hiện tại đang không thể phát triển dịch vụ của họ một cách độc lập. Tencent đã biến những ứng dụng này thành các chương trình nhỏ. Tencent đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách thâu tóm các nhà phát triển ứng dụng hoặc mua cổ phần trong đó.

Hoạt động kinh doanh tài chính của Alibaba đã thu hút khách hàng và tiền khỏi một số ngân hàng và công ty bảo hiểm thuộc sở hữu nhà nước, trong khi đó hoạt động kinh doanh nội dung của Tencent đã trở nên có tầm ảnh hưởng lớn hơn cả những kênh truyền thông liên quan trực tiếp đến Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đế chế của Tencent và Alibaba liệu rồi có tan vỡ? Ngày 19/7/2021, trước khi cơ quan quản lý chính thức siết chặt kiểm soát với Tencent, công ty công bố sẽ thâu tóm công ty phát triển ứng dụng Anh Sumo với 1,27 triệu USD. Cho đến nay, chưa hề có thông tin nào cho thấy giới chức Bắc Kinh can thiệp để ngăn doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm đối thủ nước ngoài.

Theo phân tích của chuyên gia, chính phủ Trung Quốc hoàn toàn không có ý định tước đoạt quyền lực của tập đoàn công nghệ lớn như Tencent hay Alibaba mà chỉ muốn các doanh nghiệp này mở rộng hoạt động trong tầm kiểm soát của họ.

Trung Quốc chẳng có lý do gì để phản đối các công ty nội địa thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài bởi điều này giúp làm tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp. Tencent đang cố gắng mua lại một công ty trò chơi Đức với những công nghệ phù hợp cho mục đích của quân đội. Thậm chí hiện đang có những lo sợ về khả năng mối họa cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc sẽ tăng lên với sự ủng hộ của Bắc Kinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại