Ba lý do quan trọng khiến giá xăng sắp giảm

Vũ Ngọc Diệp |

Giá xăng dầu thế giới gần đây tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên, có thể giá đã đạt đỉnh và sẽ giảm trong thời gian tới do sản lượng tăng, Mỹ tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp dầu mỏ và một số nước lớn có thể xuất kho dầu Dự trữ Chiến lược Quốc gia.

Cung dầu tăng nhanh

Trong báo cáo vừa công bố, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định nguồn cung dầu thô thế giới gia tăng có thể cản trở giá xăng tăng thêm nữa – sau khi đã đạt kỷ lục cao ở Mỹ và Châu Âu.

Theo đó, nguồn cung dầu toàn cầu trong tháng 10 đã tăng 1,4 triệu thùng/ngày, trong đó Mỹ chiếm hơn một nửa mức tăng do sản lượng ở Vịnh Mexico hồi phục sau khi bị thiệt hại nghiêm trọng do bão Ida gây ra hồi tháng 8.

IEA dự đoán nguồn cung dầu thế giới sẽ tăng thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 11 và tháng 12, trong đó Mỹ tiếp tục chiếm đa số mức tăng sản lượng, cao hơn so với bất kỳ một quốc gia nào khác.

"Thị trường dầu mỏ thế giới vẫn trong tình trạng thắt chặt nguồn cung có chủ đích (ý nói đến OPEC ), nhưng sản lượng sắp hồi phục sau đợt tăng giá mạnh vừa qua", IEC cho biết.

Giá dầu thô Mỹ (WTI) và dầu Brent đang giao dịch gần mức cao nhất 6 tuần, lần lượt là 80,15 USD và 81,62 USD/thùng. Theo AAA. Châu Âu cũng không thoát khỏi cảnh giá năng lượng tăng quá mạnh, với giá xăng ở Vương quốc Anh tháng trước cao kỷ lục lịch sử.

IEA dự kiến ​​sản lượng dầu sẽ tăng trong hai tháng tới bất chấp việc nhóm các nước sản xuất dầu OPEC từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc tăng sản lượng vượt mức kế hoạch hàng tháng là 400.000 thùng/ngày.

Tổ chức này cho biết họ đã nâng dự báo sản lượng của Mỹ thêm 300.000 thùng/ngày trong quý IV và trung bình 200.000 thùng/ngày vào năm 2022, do giá cao khuyến khích sản lượng tăng.

"Sự gia tăng đó sẽ diễn ra theo một cách nào đó để đáp ứng nhu cầu hồi phục và vẫn đang tiếp tục gia tăng sau đợt sụt giảm năm 2020 bởi Covid - 19", báo cáo của IEA cho biết, đồng thời thêm rằng sản lượng của các nhà máy lọc dầu cũng đang tăng trở lại, sau khi được bảo trì vào mùa thu.

Bên cạnh đó, sản lượng dầu của Canada và các nhà sản xuất Mỹ Latinh ngoài OPEC đang tăng khá nhanh.

Guyana, nhà sản xuất tương đối mới trong lĩnh vực dầu mỏ thế giới, dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất thêm 220.000 thùng/ngày tại một hệ thống sản xuất nổi do Exxon điều hành vào đầu năm tới.

Petroleo Brasileiro của Brazil - do nhà nước điều hành - đang tăng cường sản xuất dầu tại giàn khoan nổi Carioca có công suất 180.000 thùng/ngày, từ tháng 8 đã bắt đầu sản xuất tại mỏ nước sâu Sepia ở lưu vực Santos.

Francisco Monaldi, Giám đốc Chương trình Năng lượng Mỹ Latinh thuộc Viện Baker của Đại học Rice, cho biết xuất khẩu của Venezuela đã tăng lên, nhưng không rõ liệu điều đó có thể duy trì được hay không.

Ann-Louise Hittle, phó chủ tịch công ty tư vấn Wood Mackenzie, cho biết nguồn cung của Canada có thể tăng khoảng 100.000 thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm 202, nhưng các công ty dầu mỏ của nhà sản xuất lớn thứ tư thế giới cũng đang hạn chế sản lượng.

Theo ông Hittle, tổng cung dầu sẽ đạt 99,8 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm 2022, vượt qua nhu cầu - ước tính là 98,9 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, công ty tư vấn năng lượng FGE cảnh báo cán cânng cung cầu trên thị trường có thể không thay đổi nhanh chóng khi tồn kho của các nước phát triển ở mức thấp nhất trong sáu năm.

"Mặc dù giá có thể sẽ giảm so với mức đỉnh của tháng trước, nhưng với lượng tồn trữ thấp như hiện tại, có nhiều khả năng giá sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa trong những tháng tới ", FGE cho biết.

Vè nhu cầu, IEA đã nâng dự báo nhu cầu xăng dầu toàn cầu trong quý cuối cùng của năm 2021 thêm 250.000 thùng mỗi ngày sau khi nhận thấy nhu cầu của người dùng cuối cùng "đang trên đà tăng mạnh hơn nữa" trong thời gian còn lại của năm, khi ngày càng có nhiều quốc gia mở cửa cho du lịch quốc tế và ngày càng nhiều người được tiêm chủng để có thể tham gia giao thông".

Báo cáo của IEA cho biết: "Dữ liệu gần đây cho thấy việc sử dụng ô tô cá nhân đã tăng trên mức trước Covid ở nhiều địa điểm, với dữ liệu tạm thời của Mỹ cho thấy giá xăng tăng rất mạnh trong tháng 9 và tháng 10", hiện đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm.

Ba lý do quan trọng khiến giá xăng sắp giảm - Ảnh 2.

Giá xăng bán lẻ tại Mỹ cao kỷ lục 7 năm.

Mặc dù giá cao, nhu cầu xăng ở châu Âu vẫn duy trì ở mức cao, trong khi tiêu thụ ở Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm "Điều này xảy ra bất chấp mức doanh số bán xe điện kỷ lục trong tháng 9 và nhiều khả năng là cả tháng 10.", báo cáo của IEA cho biết.

Cơ quan này giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2021 là 5,5 triệu thùng/ngày và năm 2022 là 3,4 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với báo cáo hồi tháng 9 với lý do Cgaau Âu lại phải hứng chịu một đợt bùng dịch Covid-19 mới; sản lượng công nghiệp yếu và giá xăng dầu cao ở khắp nơi có thể hạn chế nhu cầu tăng mạnh.

Mỹ xử lý nghiêm những hành vi tăng giá xăng bất hợp pháp

Tổng thống Mỹ, Joe Biden hôm thứ Tư (17/11) cho biết có nhiều bằng chứng về hành vi chống người tiêu dùng của các công ty dầu khí – những đơn vị đang giữ giá nhiên liệu tăng cao, đồng thời ông yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên bang tìm hiểu sâu hơn về "hành vi bất hợp pháp" có thể xảy ra trên thị trường.

Nhà Trắng đang thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí nhiên liệu, trong bối cảnh khi nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt khiến giá xăng và dầu sưởi tăng cao.

Vào tháng 8, Biden đã yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra các hành vi bất hợp pháp có thể xảy ra khiến giá xăng tăng vọt, vốn đang góp phần làm tăng lạm phát. Ngày 17/11, ông Biden hối thúc Chủ tịch FTC, Lina Khan, cần có hành động quyết liệt hơn nữa.

"Ủy ban Thương mại Liên bang có thẩm quyền xem xét liệu hành vi bất hợp pháp ở các trạm bơm xăng có gây thiệt hại cho các gia đình hay không. Tôi nghĩ ông nên làm như vậy ngay lập tức", ông Biden viết trong một bức thư gửi ông Khan.

Ông Biden cho biết, giá xăng tiếp tục tăng ngay cả khi giá xăng chưa pha (unfinished gasoline) đã giảm trong tháng trước, đồng thời lưu ý rằng hai công ty dầu khí lớn nhất của Mỹ đang trên đà tăng gần gấp đôi thu nhập ròng so với năm 2019.

Ví dụ, giá xăng chưa pha kỳ hạn tương lai đã giảm 1,18 USD/gallon trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 3 năm ngoái trong đợt bùng phát đại dịch coronavirus đầu tiên, nhưng giá bán lẻ chỉ giảm 45 cent sau đợt giảm đó.

Giá xăng bán lẻ thay ở từng tiểu bang có sự khác nhau, với giá khoảng 3 USD/gallon ở Oklahoma và cao nhất là 4,69 đô la một gallon ở California, do thuế tiêu thụ đặc biệt của bang và các yếu tố khác. Thuế khí liên bang là 18 US cent cho mỗi gallon.

Giá xăng bán lẻ trung bình ở Mỹ ngày 17/11 là 3,431 USD/gallon, so với 3,319 USD trước đó một tháng. Giá xăng sơ chế (RBOB) hiện giao dịch ở mức 2,317 USD/gallon, trong khi một tháng trước chỉ 2,49 USD/gallon.

Ba lý do quan trọng khiến giá xăng sắp giảm - Ảnh 4.

Chênh lệch lớn giữa giá xăng bán lẻ và bán buôn ở Mỹ.

"Chênh lệch lớn không thể lý giải giữa giá xăng chưa pha với giá trung bình tại trạm xăng cao hơn nhiều so với mức trung bình trước đại dịch," Tổng thống Biden viết. "Trong khi đó, các công ty dầu khí lớn nhất ở Mỹ đang thu về lợi nhuận đáng kể nhờ giá năng lượng tăng cao."

"Tôi không chấp nhận việc những người Mỹ làm việc chăm chỉ phải trả nhiều tiền hơn cho khí đốt vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc có khả năng bất hợp pháp", "Do đó, tôi yêu cầu Ủy ban kiểm tra thêm những gì đang xảy ra với thị trường dầu khí và hãy sử dụng tất cả quyền lực của Ủy ban nếu phát hiện ra bất kỳ hành vi sai trái nào", ông Biden viết.

Hai công ty dầu khí lớn nhất ở Mỹ theo giá trị vốn hóa thị trường là Exxon và Chevron đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu của phóng viên khi được hỏi về vấn đề này.

Mỹ và một số nước đồng minh và đối tác có thể xuất kho Dự trữ Chiến lược quốc gia

Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích sự do dự của OPEC đã góp phần làm cho giá xăng dầu tại Mỹ cũng như trên khắp thế giới leo thang, và yêu cầu tổ chức này đẩy mạnh cung dầu hơn nữa.

Không dừng lại ở đó, Chính phủ của Tổng thống Biden ngày 17/11 đã đề nghị các đồng minh thân cận, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ - những quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, và cũng chia sẻ với Trung Quốc – đối tác thương mại quan trọng - về việc xem xét giải phóng một phần dự trữ dầu thô trong nỗ lực phối hợp kiểm soát giá năng lượng nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

Nếu động thái trên được thực hiện thì đó sẽ là thách thức rất lớn đối với OPEC bởi sẽ khiến cho nỗ lực xóa tan mức dư thừa dầu trên thị trường của OPEC trở nên vô ích.

Tham khảo: Cnn, Reuters


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại