Ba bức ảnh đi vào lịch sử về vụ ám sát Đại sứ Nga

Hồng Vũ |

Theo lời nhiếp ảnh gia Yavuz Alatan tác nghiệp tại hiện trường và đã từng gặp gỡ Đại sứ Andrey Karlov, "Tôi ước tất cả chưa từng xảy ra, và tôi chưa từng chụp những bức ảnh đó".

Yavuz Alatan tham dự buổi triễn lãm ảnh ở Ankara vào ngày 9 tháng 12 với tư cách là phóng viên và khách mời. Alatan khi làm việc với thời báo Sözcü đã từng gặp Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Andrey Karlov. 

Vào năm 2015, Alatan được trao tặng huân chương danh dự đánh dấu mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Alatan được đại sứ quán mời tới buổi triển lãm vào thứ hai. Cả hai người một lần nữa lại xuất hiện trong cùng một căn phòng nhưng lần này họ lại ở hai phía đối lập của một biến cố quốc tế: một người trọng thương trên sàn nhà, một người sẽ lưu giây phút đó vào lịch sử.

Trong một cuộc phỏng vấn qua email, Alatan nói với tạp chí TIME anh đã đến buổi triển lãm sớm nửa tiếng để thăm quan trong một môi trường yên tĩnh hơn. Trong hoàn cảnh khi Thổ Nhĩ Kỳ đang hứng chịu hàng loạt những cuộc tấn công, Alatan chú ý tới người đàn ông đằng sau ngài đại sứ như một phản xạ. Anh ta mặc một bộ vét cùng cà vạt đen như thể anh ta thuộc về bộ phận an ninh. 

Một video công bố sau cuộc tấn công cho thấy anh ta liên tục đi lại đằng sau ông Karlov khi ông này phát biểu. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã xác nhận danh tính kẻ tấn công là Mevlut Mert Altintas, một sĩ quan cảnh sát hết nhiệm vụ. Kẻ tấn công đã đưa tay vào trong áo vét ít nhất hai lần và cuối cùng đã rút súng vào lần thứ ba.

"Tôi vẫn nghĩ người đàn ông đó là cận vệ của ngài đại sứ", anh Alatan nói và chỉ ra vẻ mặt "rất thoải mái" của kẻ tấn công. "Khi tiếng súng nổ ra liên tục thì mọi thứ trở nên rõ ràng".

Alatan là một trong ít nhất ba nhiếp ảnh gia có mặt tại sự kiện ngày 9 tháng 12 cùng với Hasim Kilic thuộc hãng truyền thông Hurriyet và Burhan Ozbilici của hãng thông tấn AP. Cả ba đều đủ bình tĩnh để lưu lại thời khắc buổi triễn lãm thường xuyên biến thành hiện trường tội án, cùng với nó là hình ảnh của một trong những tội ác trắng trợn nhất năm nay.

Ảnh của cả ba nhiếp ảnh gia đều được chia sẻ trực tuyến sau vụ tấn công và đều được đăng tải trên trang nhất ở rất nhiều tờ báo trên thế giới nhưng chúng lại không nhận được sự chú ý như nhau. Tại sao? Điều này phụ thuộc vào một vài yếu tố.

Ba nhiếp ảnh gia chứng kiến vụ ám sát. Một bức ảnh làm nên lịch sử. - Ảnh 1.

Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Yavuz Alatan chụp. Ảnh: Getty/AFP

Ảnh của Alatan (ở trên) dường như đặt người xem ở ngoài sự kiện. Nhiếp ảnh gia tuy vẫn trong vòng nguy hiểm nhưng lại đứng lệch về một phía. Đây là một bức ảnh khá rối mắt. Ông Karlov bị bắn khi đang phát biểu nên ngã về phía sau, tay chân dang rộng và không hề có máu. 

Kẻ tấn công đi lại với khẩu súng vẫn nạp đạn trong khi khách mời trốn đằng sau bàn cocktails hay bức tường. Ta có thể nhìn rõ mặt của ngài đại sứ và điều này có thể đã ngăn nhiều đầu báo công bố một bức ảnh của nạn nhân trước khi người thân được thông báo. Phu nhân đại sứ có biết không? Còn con trai ngài đại sứ?

Điều này cũng tương tự trong bức ảnh của Kilic. Anh đứng cùng một vị trí so với Alatan, phía bên cạnh phòng triển lãm. Ta đủ gần để có thể thấy rõ mặt đại sứ Karlov và vỏ đạn xung quanh kẻ nổ súng. Bức ảnh này có thể hiện tính nghiêm trọng của sự kiện khi ta có thể thấy biểu cảm của kẻ tấn công. Nhưng bố cục của bức ảnh bị ảnh hưởng khi kẻ nổ súng đứng phía trên ngài đại sứ.

Ba nhiếp ảnh gia chứng kiến vụ ám sát. Một bức ảnh làm nên lịch sử. - Ảnh 2.

Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Hasin Killic chụp. Ảnh: Getty/AFP

Bức ảnh của Ozbilici hoàn toàn khác biệt. Nó ám ảnh và chứa đựng rất nhiều thông tin. Kẻ tấn công với một tay chỉ lên trời trong khi tay còn lại vẫn cầm vũ khí đang la hét. Trên mặt hắn là một biểu cảm lạnh lùng. Dưới sàn nhà là ngài đại sứ với khuôn mặt bị ẩn đi. 

Khi tâm điểm của bức ảnh được nhấn mạnh vào kẻ nổ súng, điều này đã nâng tầm quan trọng của bức trong thời điểm có quá nhiều câu hỏi được đặt ra và quá ít câu trả lời. Nó là đáp án cho những thắc mắc khi thông tin về biến cố có hạn. 

Việc nhiếp ảnh gia phải đối mặt với kẻ tấn công cũng tạo nên một sức mạnh khác cho tác phẩm. Nó có sự khẩn trương mà những bức ảnh khác không có.

Hãng thông tấn AP đã tận dụng sự khẩn trương ấy khi họ công bố bức ảnh của Ozbilici lên Facebook. Là một phóng viên ảnh của hãng, Ozbilici có thể gửi trực tiếp ảnh của mình cho biên tập viên, sau đó nhanh chóng được đăng trên trang của hãng và các mạng xã hội. 

Ba nhiếp ảnh gia chứng kiến vụ ám sát. Một bức ảnh làm nên lịch sử. - Ảnh 3.

Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Burhan Ozbilici chụp. Ảnh: Getty/AFP

Khung hình này được đăng lên khi cả thể giới còn đang bàng hoàng khi cuộc tấn công xảy ra. Đến chiều ngày hôm sau, nó đã được chia sẻ hơn 58,000 lần.

Alatan và Kilic làm cho những đầu báo nhỏ hơn; ảnh của họ được sử dụng vào chiều hôm 9 tháng 12 bởi Reuters và hãng thông tấn Agence France-Presse nhưng chúng không nhận được sự chú ý như của Ozbilici.

Tốc độ là chìa khóa nhưng ngoài ra còn có những yếu tố khác cần được quan tâm: có dễ dàng để phỏng vấn nhiếp ảnh gia không? Họ có nói tiếng Anh không? Nếu không thì việc dịch bài mất bao lâu? Bản tường thuật nhân chứng của Ozbilici đã được AP đăng lên và chia sẻ rộng rãi. 

Bài phỏng vấn qua điện thoại với Kilic được trích dẫn trong một phân tích sâu của Thời báo New York khi Kilic miêu tả chi tiết cuộc tấn công và lời nói của kẻ nổ súng. Trong trường hợp của Alatan, một phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ đã liên lạc với anh vào thứ Ba và một phiên dịch viên đã giúp dịch lời phát biểu của Alatan.

Ảnh của Ozbilici được sử dụng làm trang nhất cho hàng loạt tờ báo trên thế giới vào thứ Ba, từ tờ Thời báo New York đến tờ Herald của Miami, Thời báo Kinh tế và tờ Libération. Ảnh của Alatan được đưa lên bìa của báo El Mercurio của Chi-lê, tờ Thời báo Kuwait, tờ Citizen của Ottawa và nhiều đầu báo khác. Ít nhất một tờ báo quốc tế, tờ El Tiempo ở Colombia, sử dụng ảnh của Kilic.

Những nhiếp ảnh gia này đã may mắn khi một vài người khác đã bị thương tại buổi triển lãm. Kẻ nổ súng đã được vô hiệu hóa bởi cán bộ thực thi pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ. 

Khi được hỏi anh có ngủ được đêm thứ Hai không, Alatan trả lời: "Tôi dành cả đêm suy nghĩ điều gì đã có thể cứu ngài đại sứ. Tôi cố gắng tìm ra một cách nào đấy." Việc Alatan quen biết ông Karlov càng khiến cú sốc lớn hơn: "Tôi ước tất cả chưa từng xảy ra, và tôi chưa từng chụp những bức ảnh đó".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại