Azerbaijan triển khai chiến dịch ‘chống khủng bố’ ở vùng tranh chấp với Armenia

Bình Giang |

Hôm nay, quân đội Azerbaijan tuyên bố triển khai “các biện pháp chống khủng bố mang tính chất địa phương” tại vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh. Azerbaijan nói rằng chiến dịch này được triển khai để “ngăn chặn các hành động khiêu khích quy mô lớn” từ phía Armenia.

Azerbaijan triển khai chiến dịch ‘chống khủng bố’ ở vùng tranh chấp với Armenia - Ảnh 1.

Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng phần lớn dân cư ở đây là người dân tộc Armenia.

“Các hoạt động chống khủng bố quy mô địa phương do Lực lượng vũ trang Azerbaijan thực hiện ở khu vực Karabakh của Azerbaijan đang diễn ra”, tuyên bố nêu rõ. “Trong chiến dịch này, chỉ những cơ sở và hạ tầng quân sự mới trở thành mục tiêu và vô hiệu hóa bằng vũ khí có độ chính xác cao".

Azerbaijan cho biết họ đã tạo ra các hành lang nhân đạo để cho phép sơ tán dân thường.

Báo chí đưa tin đã có những vụ nổ vang lên ở thủ phủ của khu vực, nơi được người Armenia gọi là Stepanakert, còn Azerbaijan gọi là Khankendi.

Bộ Quốc phòng Armenia khẳng định họ không có lực lượng hay thiết bị quân sự ở Karabakh.

Vùng đất này từ lâu đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa Azerbaijan và Armenia, dẫn đến hai cuộc chiến tranh trước đây.

Azerbaijan triển khai chiến dịch ‘chống khủng bố’ ở vùng tranh chấp với Armenia - Ảnh 2.

Vị trí vùng Nagorno-Karabakh.

Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng phần lớn dân cư ở đây là người dân tộc Armenia.

Thông báo về cuộc tấn công được đưa ra vài giờ sau khi Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết ít nhất 6 người thiệt mạng trong hai vụ việc khác nhau ở quận Azeri Khojavend, được nói là do lực lượng an ninh Armenia cài mìn.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Mátxcơva "hết sức lo ngại trước tình hình leo thang" ở khu vực tranh chấp.

Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cũng bày tỏ quan ngại về tình hình ở Nagorno-Karabakh.

“Điều rất quan trọng là tất cả các hoạt động phải chấm dứt và cả hai bên quay lại đối thoại lâu dài để tránh bất kỳ cuộc đụng độ nào nữa”, ông Dujarric nói với tờ Al Jazeera .

Một cuộc xung đột nghiêm trọng nổ ra Nagorno-Karabakh năm 2020, kéo dài 6 tuần trước khi có thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian. Lệnh ngừng bắn dẫn đến việc Armenia phải nhượng lại vùng lãnh thổ mà nước này kiểm soát từ những năm 1990.

Kể từ đó, hai bên không thể đạt được một giải pháp hòa bình lâu dài nào, bất chấp những nỗ lực hòa giải của Liên minh châu Âu, Nga và Mỹ.

Armenia cáo buộc Azerbaijan gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài nhiều tháng ở Nagorno-Karabakh bằng cách chặn con đường duy nhất nối khu vực đồi núi này với Armenia. Tuyến đường được gọi là hành lang Lachin, chịu sự giám sát của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.

Theo một số nhà phân tích, căng thẳng lần này có thể dẫn đến một cuộc chiến quy mô lớn khác giữa hai nước.

Theo Theo Aljazeera

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại