AstraZeneca sắp sản xuất loại vaccine Covid-19 với giá rẻ hơn

Băng Tâm |

"Sự hợp tác với VaxEquity này hứa hẹn tạo thêm một nền tảng mới cho sản phẩm của chúng tôi", giám đốc nghiên cứu Mene Pangalos của AstraZeneca nhận định.

Theo tờ Economic Times, hãng dược AstraZeneca mới đây đã ký thỏa thuận đầu tư với startup VaxEquity nhằm phát triển vaccine dùng công nghệ mRNA tương tự như của Pfizer và Moderna. Cụ thể, VaxEquity sẽ nhận được 195 triệu USD nếu đạt được các bước tiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu.

Hiện nay vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca đang dùng công nghệ vector nhưng vẫn quan tâm đến công nghệ mRNA.

"Sự hợp tác với VaxEquity này hứa hẹn tạo thêm một nền tảng mới cho sản phẩm của chúng tôi", giám đốc nghiên cứu Mene Pangalos của AstraZeneca nhận định.

AstraZeneca sắp sản xuất loại vaccine Covid-19 với giá rẻ hơn - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: CNN

Mặc dù VaxEquity đang nghiên cứu công nghệ mRNA như Pfizer hay Moderna đang dùng nhưng startup này lại phát triển theo hướng mới, tức là dùng kỹ thuật tự nhân bản (saRNA).

Theo đó những liều vaccine công nghệ mới sẽ không chỉ mang đoạn mã hướng dẫn các tế bào tạo Protein kháng virus mà còn nhân bản thành nhiều đoạn mã RNA chứa thông tin này để tăng hiệu quả. Nhờ đó, vaccine dùng công nghệ saRNA này sẽ rẻ hơn rất nhiều do chỉ cần dùng kiều nhỏ hơn so với hiện nay.

"Nó giống như một nhà máy sản xuất đoạn mã vậy. Thay vì chỉ đưa vào một đoạn mã, bạn sẽ có vô số bản sao để tết bào có thể sản xuất Protein ngừa virus hiệu quả hơn", nhà sáng lập Robin Shattock của VaxEquity nhấn mạnh.

Hiện VaxEquity đang nghiên cứu để ổn định vaccine dùng công nghệ saRNA nhằm giúp chúng có thể đề phòng được cả với những biến chủng của Covid-19.

Ngoài AstraZeneca, 2 hãng dược khác của Mỹ là Gritstone và Arcturus cũng đang nghiên cứu phát triển vaccine ngừa Covid-19 dùng công nghệ saRNA.

Nhà sáng lập Shattock cho biết các dữ liệu của giai đoạn tiền thử nghiệm cho thấy tín hiệu đáng mừng về độ an toàn của vaccine dùng công nghệ saRNA. Kết quả giai đoạn thử nghiệm I sẽ được công bố vào đầu năm sau.

"Lý do khiến chúng tôi chậm chân hơn người khác là do có khởi điểm nghiên cứu hàn lâm khoa học hơn là kinh doanh. Nếu chúng tôi có mối quan hệ với AstraZeneca từ đầu năm 2020 thì có lẽ công nghệ này đã ra đời sớm hơn", ông Shattock cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại