Theo Reuters, Thủ tướng Narendra Modi đang cố gắng để thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước thông qua sáng kiến “Make in Ấn Độ’.
Chính phủ Ấn Độ bắt đầu miễn thuế trong 3 năm đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Đổi lại, họ phải có 30% số hàng hóa có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Tập đoàn công nghệ AppleApple hiện đang đàm phán với chính phủ Ấn Độ để mở rộng dây chuyền sản xuất các sản phẩm của hãng tại đất nước này.
Bên cạnh đó, Apple gửi một lá thư đàm phán với chính phủ Ấn Độ, họ vạch ra kế hoạch sản xuất và yêu cầu được hưởng ưu đãi về thuế.
Dường như tập đoàn công nghệ nổi tiếng của Mỹ có kế hoạch rời khỏi thị trường Trung Quốc và đưa ra một chiến lược mới về thị trường tương lai của mình khi họ đang đàm phán hợp tác với chính phủ Ấn Độ trong việc sản xuất công nghệ tại thị trường tiềm năng này.
Được biết, Ấn Độ đang là nền kinh tế được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, và một tầng lớp trung lưu giàu có ngày càng gia tăng. Chính phủ và luật pháp ở Ấn Độ cũng không có thói quen kiểm soát khắt khe theo kiểu Trung Quốc.
Mặt khác, Ấn Độ là một trung tâm nghiên cứu và phát triển, sáng tạo cũng như khởi nghiệp với hơn 20.000 công ty, quy tụ một số lượng lớn những người trẻ tuổi, có học, được tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin và lực lượng này đang tạo ra doanh thu hơn 170 tỷ USD và lượng xuất khẩu đạt giá trị hơn 110 tỷ USD/năm.
Ngoài ra, Ấn Độ từ lâu đã được xem là “quán quân” trên thế giới về gia công phần mềm và cũng phát triển không kém về công nghệ thông tin.
Doanh thu của ngành gia công phần mềm xuất khẩu và dịch vụ IT của Ấn Độ đã vượt ngưỡng 100 tỷ USD.
Bên cạnh đó, vào cuối tháng 11, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết đã nói chuyện điện thoại với giám đốc điều hành Tim Cook, đề nghị Apple đưa chuỗi dây chuyền sản xuất iPhone về lại Mỹ. Ông Donald Trump là người luôn phê phán Apple về việc đưa dây chuyền sản phẩm các sản phẩm của họ sang Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Tổng thống Donald Trump từng nói “chúng tôi sẽ thuyết phục Apple để họ sản xuất máy tính và các sản phẩm của họ ở trong nước thay vì làm tại những nước khác”.
Nếu Apple rời khỏi Trung Quốc và chính thức hợp tác với Ấn Độ, thì đất nước có nền kinh tế số hai trên thế giới sẽ mất đi lượng đầu tư lớn từ nước ngoài.
Có thể kéo theo sự ra đi của cả những ông lớn như Microsoft, Qualcomm và hàng loạt các tập đoàn lớn khác, khi nền kinh tế Trung Quốc đã không còn là một mảnh đất màu mỡ.
(Tổng hợp)