Theo tin tức từ trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào sáng nay (23/9), trên dải hội tụ nhiệt đới có trục vào khoảng 14-16 độ vĩ Bắc một vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 7h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7-8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 7h ngày 24/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7-8.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật cấp 7-8, biển động) từ vĩ tuyến 13 đến 17 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 114 độ Kinh Đông.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển khu vực Giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Định-Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xuất hiện lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Từ tháng 10 tới hết năm khả năng có 4-5 cơn bão, áp thấp trên Biển Đông
Có khoảng từ 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta
Từ kết quả phân tích nêu trên, dự báo từ tháng 10 đến hết năm 2017, khả năng có khoảng 4-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, chủ yếu tập trung ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông.
Trong số đó, khoảng từ 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung bộ, Nam bộ.
Ngoài ra, trong các tháng cuối năm, do hoạt động của rãnh thấp xích đạo, vùng biển Giữa và Nam Biển Đông, vùng biển phía Tây có thể xuất hiện mưa dông mạnh kèm tố, lốc và gió giật.
Cũng theo trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, kết quả dự báo của các cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới cho thấy, xu hướng lạnh đi rõ rệt của nhiệt độ mặt nước biển so với các tháng trước đó dẫn đến khả năng mùa bão và áp thấp nhiệt đới trên lãnh thổ Việt Nam sẽ kéo dài.
Mùa mưa, lũ ở các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ kết thúc muộn hơn so với trung bình nhiều năm, mưa có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm trong các tháng cuối năm.
Từ kết quả phân tích nêu trên, dự báo từ tháng 10 đến hết năm 2017, khả năng có khoảng 4-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, chủ yếu tập trung ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông.
Trong số đó, khoảng từ 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung bộ, Nam bộ.
Ngoài ra, trong các tháng cuối năm, do hoạt động của rãnh thấp xích đạo, vùng biển Giữa và Nam Biển Đông, vùng biển phía Tây có thể xuất hiện mưa dông mạnh kèm tố, lốc và gió giật.