Tuy nhiên, một bản dự thảo tuyên bố dự kiến được đưa ra vào cuối hội nghị cho thấy các nhà lãnh đạo sẽ sử dụng cách diễn đạt "nhẹ nhàng" về những tranh chấp vốn đang khiến chính phủ của các nước châu Á và Phương Tây ngày càng lo lắng.
Bản dự thảo “tuyên bố của chủ tịch,” mà AP có được vào ngày 25/4, đã không đề cập đến phán quyết hồi năm ngoáiBiển Đông, đồng thời bày tỏ những mối quan ngại nghiêm trọng “của một số nhà lãnh đạo” liên quan đến “tình trạng leo thang các hoạt động trong khu vực này.”
của Tòa trọng tài quốc tế (ở La Haye, Hà Lan), vốn bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ởDự thảo tuyên bố có đoạn: “Chúng tôi chia sẻ những mối quan ngại nghiêm trọng của một số nhà lãnh đạo về những diễn biến gần đây cũng như sự leo thang các hoạt động tại khu vực, điều có thể làm gia thăng căng thẳng và làm xói mòn lòng tin trong khu vực.”
Bên cạnh đó, dự thảo dài 20 trang này cũng có ít đoạn hơn và lặp lại những ngôn từ bày tỏ sự lo ngại vốn đã được sử dụng trong các tuyên bố trước đó của ASEAN.
Tuyên bố được đưa ra ở Lào hồi năm ngoái có phần thảo luận dài hơn về những tranh chấp lãnh thổ và bày tỏ quan ngại liên quan đến “hoạt động bồi lấn,” ám chỉ các hòn đảo mà Trung Quốc mới xây dựng trái phép ở vùng biển có tranh chấp, mặc dù không nêu đích danh siêu cường châu Á này.
Trung Quốc đã kiên quyết phản đối nêu ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ của nước này với 5 bên khác tại các diễn đàn quốc tế, trong đó có các thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Bắc Kinh ưu tiên đàm phán song phương với từng bên có tuyên bố chủ quyền, một phần nhằm loại bỏ Mỹ, nước bị Bắc Kinh cáo cuộc can thiệp vào vấn dề châu Á.
Trong khi đó, Mỹ vẫn là một trong những nước chỉ trích lớn tiếng nhất các hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc Bắc Kinh xây trái phép 7 hòn đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam. Hải quân Mỹ đã duy trì hoạt động tuần tra mà họ khẳng định là nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển này./.