Cá mập, cá heo và một số loài tôm cá có khả năng theo dõi tín hiệu điện từ lực cơ bắp và nhịp tim của con người bằng giác quan thứ 6 của kẻ săn mồi, nhờ đó, chúng có thể tấn công con người chúng ta.
Các nhà khoa học thuộc Công ty Công nghệ HECS Aquatics ở New Zealand đã sáng chế ra bộ áo dựa vào lồng Faraday, làm các sinh vật biển không thể phát hiện ra thợ lặn.
Nó được coi là loại áo lặn tàng hình dưới nước.
Nhà sinh vật biển Riley Elliott đã thử nghiệm bộ áo vô hình trong chuyến đi nghiên cứu tại quần đảo Hawaii và chụp một loạt ảnh bên cạnh các loại sinh vật biển.
Các thành phần cấu thành lồng Faraday được dệt thành vải làm áo choàng vô hình có thể ngăn được 95% tín hiệu điện từ người mặc đến sinh vật biển. Nghĩa là người mặc áo có thể bơi cạnh chúng mà không sợ chúng phát hiện ra.
Sinh vật biển bắt được vận động cơ bắp, nhịp tim và hoạt động não người qua xung nhịp điện.
Trong đoạn video thử nghiệm áo được chia sẻ lên YouTube , Riley Elliott đã cho thấy áo hoạt động bảo vệ như khi bạn ngồi trong ô tô sẽ không bao giờ bị trúng sét đánh.
Riley Elliott thách thức cá mập.
Áo vô hình hoạt động dựa vào nguyên tắc của lồng Faraday do nhà khoa học Michael Faraday sáng tạo ra trong năm 1836.
Riley Elliott bơi giữ đàn cá.
Nhà sinh vật biển Jordan Murle cũng được thử nghiệm áo choàng vô hình tỏ ra rất hài long. Ông nói: "Tôi lần đầu tiên được mặc áo HECS để lặn biển đã gặp 3 con tôm. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến gần chúng lại dễ đến thế. Tôm bơi chậm mà không có phản ứng gì với tôi".
Con tôm không phản ứng với người.
Nhà quay phim Dave Abbot, người New Zealand, nói: "Nhờ có áo HECS mà tôi có sự nhìn nhận khác về đời sống dưới biển."
Khi mặc áo HECS sẽ thấy mọi sinh vật biển đều là bạn của con người.
Áo HECS được bán với giá 399 USD ở châu Âu, Australia và New Zealand, giá 449 USD ở Mỹ, Canada và Mexico.
Xem video: Thử nghiệm áo lặn vô hình
Nguồn: Daily Mail