Antoine Arnault - Chàng hoàng tử của đế chế Louis Vuitton

Nguyễn Thai Quỳnh Trang |

Khi nói đến tương lai của LVMH, Bernard Arnault cho biết: Antoine, nay đã bước sang tuổi 41, đã là CEO của Berluti và chủ tịch của Loro Piana sẽ tiếp tục tiếp quản công việc của cha. Chị gái Antoine là Delphine, 43 tuổi, là phó chủ tịch điều hành tại Louis Vuitton.

"Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ. Chúng tôi đã được nuôi dạy một cách rất thực tế để nhận thức được tầm quan trọng của công việc và sự tôn trọng người khác" - Antoine Arnault

Thế kỷ 20 là thời kỳ hoàng kim của ngành bán lẻ hàng hóa cao cấp, phát triển từ các công ty gia đình quy mô nhỏ sang một ngành công nghiệp quốc tế trị giá hàng trăm tỷ đô la một năm. Trong thời kỳ đó, nếu nhắc đến những cái tên: Armani, Chanel, Dior, Givenchy, Lauren và Missoni, người ta sẽ nghĩ đến thương hiệu thời trang, thay vì là họ tên của ai đó.

Lý do là nhà sáng lập ra những thương hiệu này, giờ đã rất già: Giorgio Armani đã 84 ​​tuổi; Ralph Lauren, nay đã 78 tuổi. Hiện tại, một thế hệ mới - con trai, con gái, cháu gái và cháu trai của họ đang được học cách tiếp quản công việc kinh doanh gia đình và dần dần thay thế cha ông trong đội ngũ lãnh đạo. Cho dù cuối cùng họ có tiếp quản vị trí của cha ông mình hay không, thì họ cũng chắc chắn sẽ đóng một vai trò lớn ở các thương hiệu này trong những năm tới.

Roberta và Silvana Armani, Kristina Blahnik, James Ferragamo, David Lauren, Lola Rykiel, Margherita Missoni đều là những cái tên nổi tiếng trong làng thời trang, tất cả đều đang hoạt động với vai trò lãnh đạo cấp cao cho công ty của gia đình họ.

Nhưng không phải con đường thừa kế nào cũng đều trải đầy hoa: Antoine Arnault, con trai của ông chủ LVMH Bernard Arnault, một trong những tỷ phú hàng đầu nước Pháp với tổng tài sản ước tính 70,1 tỷ USD. "Chàng hoàng tử" này đã tự mình đi từng bước trên con đường trở thành vị vua mới của đế chế Louis Vuitton.

Antoine Arnault - Chàng hoàng tử của đế chế Louis Vuitton - Ảnh 1.

LVMH - Moët Hennessy Louis Vuitton, tên thông thường LVMH là một tập đoàn quốc tế của Pháp chuyên về các sản phẩm sang trọng cao cấp. Bắt đầu từ sự kết hợp vào năm 1987 giữa Moët-Hennessy và Louis Vuitton, LVMH ngày nay là tập đoàn số một thế giới trong lĩnh vực hàng hóa xa xỉ.

Tập đoàn này hiện sở hữu hơn 60 nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó có những thương hiệu trên một trăm năm như Château d'Yquem (1593), Moët & Chandon (1743), Louis Vuitton (1853)... Năm 1999, LVMH mua lại hãng đồng hồ nổi tiếng Tag Heuer. LVMH chuyên các loại hàng hóa cho giới thượng lưu như: rượu, thời trang, nước hoa và mỹ phẩm, đồng hồ và trang sức,…

Ngày nay tập đoàn LVMH sở hữu 4374 cửa hàng trên khắp thế giới. Doanh thu năm 2017 đạt xấp xỉ 42.636 triệu Euro, lợi nhuận ròng lên tới 5.840 triệu Euro (Theo báo cáo năm 2018 trên website chính thức của LVMH).

Antoine bắt đầu sự nghiệp của mình từ bộ phận quảng cáo của Louis Vuitton. Năm 2005 ông được đề cử vào ban giám đốc và trở thành giám đốc truyền thông năm 2007. Năm 2008, ông được đề cử vào "Ủy ban Biên tập độc lập" của Les Echos, một tạp chí hàng ngày lớn của Pháp. Và trong năm 2009, ông đã được vinh danh trong danh sách Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu Honourees.

Từ năm 2011, Antoine đã trở thành CEO của Berluti và đã làm việc để phát triển thương hiệu LVMH thông qua việc khai trương các cửa hàng ở California, Dubai và New York. Ông đã thuê nhà thiết kế Alessandro Sartori để mở rộng Berluti từ quy mô một công ty gia đình - chuyên sản xuất những đôi giày thủ công đầy màu sắc, phát triển thành một thương hiệu sang trọng dành cho nam giới.

Antoine Arnault đã đầu tư 100 triệu Euro vào việc phát triển thương hiệu và sản phẩm. Dưới sự quản lý của ông, trong ba năm, doanh số của Berluti đã tăng từ khoảng 45 triệu đô la lên khoảng 130 triệu đô la một năm.

Antoine Arnault - Chàng hoàng tử của đế chế Louis Vuitton - Ảnh 2.

Năm 2012, Antoine được thăng chức từ giám đốc truyền thông của Louis Vuitton lên CEO của thương hiệu Berluti. Người cha - Bernard đang cố gắng thuyết phục hội đồng quản trị của LVHM rằng Antoine đã sẵn sàng để kế tục ngai vị của cha mình trong một vài năm tới. Anh đã lãnh đạo chiến dịch "Giá trị cốt lõi (Core Values)" năm 2012 với các nhân vật chính trị (Mikhail Gorbachev), các vận động viên chuyên nghiệp (Muhammad Ali, Zinedine Zidane) và những người nổi tiếng (Sean Connery, Francis Ford Coppola, Keith Richards).

Trước đó vào năm 2011, Antoine đã ra mắt "Ngày đặc biệt (Special Days)" của LVMH, mục đích của việc này là giới thiệu tay nghề và kỹ năng tuyệt hảo của LVHM. Năm 2013, ông tiếp tục thực hiện sáng kiến ​​này, tăng gấp đôi số lượng hội thảo, nâng tổng số lên 42 và mở cửa cho công chúng tham dự. Mục đích là để giới thiệu và minh chứng rằng bí quyết và kỹ thuật sản xuất hàng hóa cao cấp sang trọng liên tục được truyền từ thợ thủ công lành nghề đến thế hệ tiếp theo.

Trong năm 2013, ông trở thành chủ tịch của Loro Piana - thương hiệu hàng đầu thế giới về cashmere cao cấp và các loại vải khác, được mua lại bởi LVMH.

Antoine đã có một số bài phát biểu về chủ đề của Ngành công nghiệp bán lẻ hàng hóa sang trọng và tương lai của ngành. Trong Hội nghị cao cấp quốc tế Condé Nast năm 2015, ông nhấn mạnh việc người tiêu dùng ngày nay sử dụng các công cụ kỹ thuật số rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, khuyến khích các thương hiệu cao cấp nên tiếp cận người tiêu dùng thông qua các công cụ như vậy. Nhưng ông cũng cho rằng sự đặc biệt của ngành công nghiệp sang trọng nằm ở sự "không bao giờ lỗi mốt" và những trải nghiệm tuyệt vời độc nhất vô nhị.

Antoine Arnault - Chàng hoàng tử của đế chế Louis Vuitton - Ảnh 3.

Gia đình Arnault trở thành những người giàu nhất nước Pháp bằng cách mua các thương hiệu cao cấp có truyền thống lâu đời châu Âu, thường do các công ty gia đình sáng lập, và mở rộng quy mô cũng như cải tiến hình ảnh của họ với sự trợ giúp của các nhà thiết kế ngôi sao như John Galliano và Marc Jacobs.

Antoine Arnault - Chàng hoàng tử của đế chế Louis Vuitton - Ảnh 4.

Antoine Arnault và những con số

8 lần: Số tiền mà doanh thu của Berluti đã nhân lên 8 lần kể từ khi Arnault trở thành CEO vào cuối năm 2011.

2 tháng: là thời gian mà Arnault đã làm việc như một trợ lý bán hàng tại Louis Vuitton của Paris khi anh 28 tuổi.

145.000 du khách: Số lượng người trên toàn cầu theo dõi ấn bản năm 2016 của Les Journées Particulières.

1 chú gấu trúc bằng bông The Takashi Murakami x Louis Vuitton: là món đồ chơi duy nhất hiện vẫn còn nằm ở góc phòng của Antoine: "Con tôi vẫn chơi với chú gấu đó."

3.000 nhân viên: Tổng số nhân viên LVMH và thợ thủ công, những người sẽ tham gia Les Journées Particulières vào năm 2018.

4 lần mỗi năm: Tần suất mà Arnault đeo cà vạt. Chỉ có cuộc họp hội đồng quản trị theo quý của LVMH ("và đám tang") mới có thể buộc anh phải thắt cà vạt.

167 tỷ USD Vốn hóa thị trường ước tính của LVMH. Vào năm 2017, Louis Vutton trở thành công ty có giá trị nhất ở Pháp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại