Anh trai nước mắt lưng tròng vì muốn bế mà em không theo, dân mạng: "Sau này em lấy chồng chắc anh khóc 3 đêm"

An Chi |

Nhìn cái cách mà anh hai nuông chiều em khiến ai cũng xúc động.

Trong gia đình có đông anh chị em, việc xảy ra tranh cãi hay mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Thế nhưng dù cãi nhau thế nào thì chỉ cần có việc gì đó xảy ra, anh hay em vẫn sẽ là những người bảo vệ nhau đầu tiên. Bởi sống cùng nhau từ nhỏ, hiểu rõ tính nhau nên anh chị em lại càng trân trọng, yêu thương nhau hơn tất thảy.

Thế nên, khi theo dõi đoạn clip của người mẹ đăng tải mà nhiều người cảm thấy rưng rưng. Người anh hai đi học về muốn bế em nhưng em lại chỉ theo bà. Điều này làm anh rất buồn, khóc chảy nước mắt. Thấy thế, mẹ gọi anh hai lại nói chuyện, giảng giải cho con hiểu.

Anh trai nước mắt lưng tròng vì muốn bế mà em không theo, dân mạng: "Sau này em lấy chồng chắc anh khóc 3 đêm"

"Vì sao con khóc, con yêu của mẹ? Mẹ làm gì con không đồng ý à hay như nào? Em Sam cào hay cấu vào mặt con à, nói đi cho mẹ nghe. Em theo bà em không theo con à. Vì cả ngày bà ở nhà bà bế em, tối em ngủ với bà nên em theo bà. Em vẫn theo con mà, em chỉ theo bà một xíu thôi. Không sao, em vẫn theo, vẫn yêu con. Thơm em một cái. Anh thương nhé, sau này xem lại video biết anh hai thương con nhiều thế nào nhá", người mẹ liên tục trấn an anh hai.

Anh trai nước mắt lưng tròng vì muốn bế mà em không theo, dân mạng: "Sau này em lấy chồng chắc anh khóc 3 đêm"- Ảnh 1.
Anh trai nước mắt lưng tròng vì muốn bế mà em không theo, dân mạng: "Sau này em lấy chồng chắc anh khóc 3 đêm"- Ảnh 2.

Nhìn cái cách anh hai khóc vì em gái mình mà mọi người cảm thấy rất xúc động, khẳng định người anh rất yêu thương và quan tâm em. Nhiều người còn trêu sau này em mà đi lấy chồng chắc anh hai khóc hết nước mắt.

Trong những gia đình có đông con, các bậc phụ huynh nên làm thế nào để các bé yêu thương nhau?

1. Mẹ giúp bé nhận biết vai trò trong gia đình

Đứng ở góc độ tâm lý, trẻ nhỏ rất nhạy cảm và coi trọng tình thương của bố mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh khi khen thưởng cho các con phải lưu ý đối xử bình đẳng. Nếu bố mẹ thiên vị và dành sự quan tâm đặc biệt cho một bé, bé còn lại sẽ cảm thấy tự ti, bé sẽ cho rằng mình không được bố mẹ yêu thương và cảm thấy thua kém anh chị em trong gia đình.

Trong quá trình mang thai, người mẹ nên cho bé lớn tham gia mọi hoạt động trong nhà, để bé cảm nhận mình có vai trò quan trọng trong gia đình. Sau khi em ra đời, mẹ có thể cho bé đặt tên cho em và giao cho bé những nhiệm vụ nhỏ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình.

2. Mẹ quan tâm đến tâm lý của bé

Mẹ không nên bỏ bê bé đầu lòng và hướng mọi sự chú ý dành cho con thứ, đừng nên vì con thứ nhỏ tuổi mà mẹ bắt bé lớn nhường nhịn em.

Nếu người mẹ muốn sinh thêm con, hãy nhớ quan tâm đến tâm lý của con đầu lòng. Thời điểm này, con thứ vẫn chưa ra đời, lời khuyên là: Hãy khiến con đầu lòng luôn mong đợi sự xuất hiện của con thứ.

3. Mẹ cho bé cơ hội thể hiện trách nhiệm

Tình huống sau từng xảy ra trong nhiều gia đình có hai con nhỏ, sau khi em chào đời với vóc dáng nhỏ nhắn, bé thường rất muốn chạm vào em. Do phụ huynh lo sợ bé sẽ làm đau em hoặc hất ngã em, nên nhiều người đã trách mắng: "Cách xa em một chút, đừng làm đau em", "Đừng làm ồn khiến em mất ngủ"... Những lời dọa dẫm của phụ huynh dành cho bé sẽ khiến bé phản cảm và không còn thích em nữa.

Khi em chào đời, mẹ hãy cho bé cơ hội được chăm sóc em, đặc biệt là trong phạm vi quan sát của cha mẹ. Điều này sẽ giúp gia tăng tình cảm của bé dành cho em và là cơ hội để bé thể hiện tinh thần trách nhiệm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại