Ảnh: Ngắm chùa Tam Chúc sở hữu thiên thạch Mặt Trăng từ trên cao

TÙNG LÂM |

Chùa Tam Chúc trên đất Kim Bảng (Hà Nam) được mệnh danh là cõi Phật, cõi tiên, "Vịnh Hạ Long trên cạn" đẹp mê lòng người.

Video: Chùa Tam Chúc sở hữu thiên thạch Mặt Trăng

Ảnh: Ngắm chùa Tam Chúc sở hữu thiên thạch Mặt Trăng từ trên cao - Ảnh 1.

Chùa Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, cách thành phố Phủ Lý khoảng 12 km về phía tây. Đây là ngôi chùa sở hữu 'mảnh ghép Mặt Trăng" 600.000 USD gây xôn xao dư luận những ngày qua.


Ảnh: Ngắm chùa Tam Chúc sở hữu thiên thạch Mặt Trăng từ trên cao - Ảnh 2.

Chùa có diện tích gần 5.000 ha bao gồm: hồ nước 1.000 ha; núi đá, rừng tự nhiên 2.000 ha; các thung lũng 1.000 ha.

photo-2

Theo truyền thuyết được nhân dân kể lại, ngày xưa có 7 vì sao sáng sa xuống vùng Tam Chúc chính là 7 nàng tiên của nhà trời xuống trần thế ngao du. Khi thấy cảnh Tam Chúc “sơn thủy, hữu tình”, “tả thanh long, hữu bạch hổ” thì các nàng tiên quên đường về. Nhà trời đã sáu lần mang binh khí (chuông) xuống để gọi các nàng về nhưng lần nào cũng vô ích.

photo-3

Sự tích “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” bắt nguồn từ đó. Tiền lục nhạc nghĩa là mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ được ví là 6 quả chuông của nhà trời. Hậu thất tinh có nghĩa là phía sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về ban đêm. Ngày nay, vào những đêm trăng rằm, ánh sáng lung linh từ trên đỉnh núi rọi xuống làm bừng sáng cả một vùng trời Tam Chúc rộng lớn.

photo-4

Chính vì mảnh đất Tam Chúc “Sơn Thủy, hữu tình”, “địa linh nhân kiệt” mà hàng nghìn năm trước ông cha ta đã chọn địa thế này xây dựng những ngôi chùa tại đây.

photo-5

Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi dưới lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu các nhà khảo cổ kết luận rằng chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm.

photo-6

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt cho Hà Nam và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đầu tư phục dựng ngôi chùa Tam Chúc.

photo-7

Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận.

photo-8

Tháng 5/2019, Chùa Tam Chúc là nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019. Đồng thời, chùa Tam Chúc khánh thành giai đoạn I và hoàn thành công trình vào năm 2048 (Xây dựng trong vòng 50 năm).

photo-9

Nơi sẽ diễn ra Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 đang được xây dựng gấp rút.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại