Theo yêu cầu của TP Hà Nội về việc tạm thời đóng cửa các hoạt động kinh doanh không cần thiết như cơ sở ăn uống, nhà hàng, thời trang,... Tuy nhiên, 1 số cửa hàng kinh doanh đang tìm cách “đối phó”, vẫn mở hé cửa bán hàng cho những người có nhu cầu.
Cửa hàng bánh mì trên phố Đinh Tiên Hoàng chỉ mở hé cửa, phục vụ khác mua mang đi hoặc khách đặt hàng qua ứng dụng online.
Nhiều lái xe công nghệ thay vì chạy xe chở khách giờ cũng kiêm thêm nhiệm vụ mua đồ ăn và vận chuyển đến cho khách hàng khi đặt online qua ứng dụng. |
Cửa hàng cũng đề rõ quy định "Quý khách nhận bánh và trả tiền vào khay" để hạn chế tối đa tiếp xúc. |
Cửa hàng giò chả trên phố Bà Triệu cũng treo biển "Vui lòng đeo khẩu trang khi mua, vì cộng đồng". |
Một cửa hàng tạp hóa đã áp dụng biện pháp chắn nilon, người mua hàng đứng từ xa, chọn đồ và trả tiền vào khay. Anh Đinh Hiếu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Cá nhân tôi thấy cách bán hàng này khá lạ nhưng được cái an toàn cho cả người mua lẫn người bán." |
Nhà thuốc tại khu vực đối diện BV Bạch Mai cũng chăng dây chắn đảm bảo khoảng cách giữa người mua và người bán thuốc. Nhà thuốc cũng cử bảo vệ thường xuyên nhắc nhở nếu có ai chưa đeo khẩu trang hoặc đứng sai vị trí quy định. |
Các xe cổ động liên tục di chuyển, vừa đi vừa tuyên truyền, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người. |
Trái lại với không khí ảm đạm trên các phố chính, khu vực đường Trần Phú một số cửa hàng thời trang, kinh doanh vẫn chưa đóng cửa theo quy định. |
Khu vực hồ Thiền Quang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có tình trạng người dân tập trung đông đúc, không đeo khẩu trang khi giao tiếp. |
Chủ yếu những người tập trung tại đây đều là những người lớn tuổi, hàng ngày đều có thói quen tập trung lại để trò chuyện, câu cá xung quanh khu vực này mặc dù đã có khuyến cáo hạn chế ra đường từ cơ quan chức năng của thành phố./. |