Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ

Nguyễn Huệ - Minh Khang |

Mỗi ngày, tại bãi cọc gỗ vừa được phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ (Hải Phòng) có hàng trăm khách tới tham quan để hiểu hơn về trận thủy chiến Bạch Đằng Giang của quân dân nhà Trần.

Video: Người dân đổ về tham quan bãi cọc gỗ gần nghìn năm tuổi vừa được khai quật tại Hải Phòng

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 2.

Sáng 24/12, theo ghi nhận của PV VTC News, sau khi được khai quật, 27 cọc gỗ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) được nhận định có liên quan tới trận chiến Bạch Đằng của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên Mông năm 1288, được bọc kín bằng vải để bảo quản.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 3.

Đồng thời, khu vực quanh hố được cắm cọc gỗ quây bằng dây thép. Các lực lượng chuyên trách cũng được cắt cử bảo vệ ba hố khai quật 24/24h.



Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 4.

Từ khoảng 9h, rất đông người dân xã Liên Khê cũng như các địa phương khác có mặt tại đây để tham quan bãi cọc gỗ gần nghìn năm tuổi. Ai cũng tuân thủ quy định, đứng sau hàng dây bảo vệ bãi cọc để tham quan.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Tuân Triệu (SN 1963, làng Mai Động, xã Liên Khê) cho biết, mình là người đầu tiên phát hiện hai cây gỗ trong lúc đào đất trồng cau tại cánh đồng Cao Quỳ. Thời điểm hiện tại, ông Triệu được phân công phụ trách việc bảo quản các cọc gỗ tại đây.



Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 6.

Theo ông Triệu, hàng ngày, tầm từ 10h đến 14h có rất đông người dân của xã Liên Khê và các xã lân cận đến chiêm ngưỡng bãi cọc.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 7.

Những chiếc cọc gỗ có niên đại gần 1.000 năm vừa được phát lộ.



Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 8.

Khách tham quan không ngừng bình luận về chiến tích của ông cha ta trong các trận đánh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 9.

Các cọc phát lộ có nhiều tư thế thẳng đứng hoặc chéo.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 10.

Các cọc gỗ đều có ngoàm để có thể buộc dây vận chuyển.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 11.

Theo bà Năm (trú tại thôn 5, xã Liên Khê), nhà gần nhưng hôm nay bà mới ra xem được, phần vì công việc bận, phần do những ngày trước khu vực bãi cọc bị chặn để phục vụ việc nghiên cứu.



Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 12.

Cũng theo bà Năm, cách đây nhiều năm, có nhiều gia đình vớt dưới sông lên được cây gỗ cỡ lớn nhưng không biết đây là cây cọc tồn tại trong trận chiến Bạch Đằng. "Sau khi được các nhà sử học, khảo cổ học phân tích, người dân chúng tôi mới biết tại đây tồn tại một bãi cọc lịch sử. Chúng tôi rất tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc", bà Năm nói.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 13.

Anh Bùi Đức Thủy (trú tại xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) cũng mong muốn một lần được về tận mắt thấy bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa được phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ, mặc dù quãng đường từ nhà tới đây gần 20km.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 14.

Bãi cọc Bạch Đằng ở cánh đồng Cao Quỳ cũng thu hút rất đông thanh niên đến đây để tham quan.

Ảnh: Hàng nghìn người đổ về tham quan bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa phát lộ - Ảnh 15.

Nhiều người trong số họ còn lưu lại những bức ảnh để chứng minh mình đã đặt chân tới vùng đất lịch sử này.





Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại