Việc kiện này có nguy cơ làm căng thẳng thêm các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Anh với EU về quan hệ thương mại và thuế quan sau khi Anh rời khỏi khối này, sự kiện được gọi là Brexit, vào tháng 3/2019.
Trước đó, cơ quan giám sát gian lận của EU (OLAF) cho biết Anh đã "nhắm mắt làm ngơ" cho việc sử dụng lan tràn các hóa đơn giả của các công ty Trung Quốc đối với hàng dệt may và giày dép nhằm trốn thuế nhập khẩu. Theo báo cáo hồi tháng 3/2017, OLAF cho biết các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã "trốn một lượng lớn thuế hải quan bằng cách sử dụng các hóa đơn giả mạo và các tờ khai giá trị hải quan không đúng sự thật".
Các cuộc thanh tra sâu hơn của Ủy ban châu Âu (EC) sau đó đã phát hiện sự việc này diễn ra "trên quy mô lớn trong thời gian từ năm 2011-2017", nhưng "Anh đã không làm gì dù được thông tin rõ về nguy cơ của sự việc". EC ước tính việc Anh vi phạm luật pháp EU đã gây thiệt hại khoảng 2,7 tỷ euro cho ngân sách của khối.
Trong một tuyên bố, EC cho biết đã "gửi thông báo chính thức đến Vương quốc Anh vì đã từ chối các khoản thuế hải quan có thể thu về cho ngân sách EU theo luật của EU". Hiện, Anh có quyền trả lời các cáo buộc này. Nếu EC vẫn chưa hài lòng về câu trả lời của Anh, Cơ quan chấp hành của Liên minh châu Âu này có thể yêu cầu giải thích thêm và có thể đưa vụ việc lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ).
Năm 2017, Chính phủ Anh từng bác bỏ báo cáo trên của OLAF và nhấn mạnh Anh luôn cứng rắn xử lý các hành động gian lận thương mai.
Link bài gốc tại đây.