Chùa Địa Tạng (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) trước có tên là chùa Đùng bị bỏ hoang xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai.
Lối vào chùa Địa Tạng với phiến đá lớn đề tên chùa. (Ảnh: Đình Khoa)
Dãy Phi Lai uốn lượn hình vong cung, thế ngai vàng, ôm trọn không gian chùa Địa Tạng. (Ảnh: Hải Nam)
Chùa nằm giữa rừng thông xanh yên bình. Đại đức Thích Minh Quang cho biết, ban đầu, chùa Đùng được xây dựng khoảng thế kỷ 10 với 120 gian chùa cổ . Đến khoảng thế kỷ thứ 17, vua Tự Đức về đây cầu con, khi xuống chân núi, vua nói: Phi lai, được hiểu là có thể quay trở lại hoặc không. Từ đó, chùa được đặt tên Địa Tạng Phi Lai Tự - có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật. (Ảnh: Đình Khoa)
Sau chiến thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa Đùng xây dựng tháp, nên gạch ngói nơi này mang kiến trúc Chăm-pa rõ rệt. Nhiều mẫu gạch cổ sau mưa gió phát lộ, thi thoảng vẫn được sư thầy và các chú tiểu tìm thấy và lưu giữ cẩn thận.
Sân chùa trải đá trắng là nơi thu hút nhiều khách ghé thăm. (Ảnh: Vũ Thái)
Một góc bình yên nhìn từ trà thất tại chùa. (Ảnh: Đình Khoa)
Nơi thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. (Ảnh: Vũ Thái)
Những cổ vật và linh vật phát lộ tự nhiên và tìm thấy trong quá trình xây dựng chùa như: tượng hình chim Garuda, ngói mũi hài, chân tảng hoa sen, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượngphượng và nhiều đồ gốm sứ khác… (Ảnh: Đình Khoa)
Câu chuyện về các cổ vật tìm thấy ở chùa với nhiều tín hiệu lịch sử đã khiến nhà sử học Lê Văn Lan tìm đến để khám phá. Ông Lan tin rằng đây là ngôi chùa cổ cả nghìn năm tuổi. (Ảnh: Đình Khoa)
Sau khi thẩm định, nhà sử học thông tin, tại đây những vật là mô hình thu nhỏ từ thời Lý - Trần. Với những viên ngói hình mũi hài dài 45-50 cm là bộ phận của hệ thống các kiến trúc đồ sộ. Chúng có thể giúp các nhà nghiên cứu phục dựng lại công trình 7 gian, 9 gian. Trên hình là cổ vật hình chim Garuda. (Ảnh: Đình Khoa)
Nhiều đoàn về chùa lễ Phật không bỏ lỡ cơ hội leo núi khám phá rừng già. Để đi hết quãng đường dọc theo con suối cạn của dãy Phi Lai có thể mất đến 3 giờ đồng hồ. (Ảnh: Đình Khoa)