“Án tử” đột ngột với một loạt cỗ máy được coi là biểu tượng của nước Nhật: Liệu sẽ kết thúc ở bãi rác?

LINH ANH |

Đồng yên mới dự kiến được ra mắt trong mùa hè này sẽ không tương thích với hàng loạt máy bán hàng tự động mà người ta có thể bắt gặp khắp mọi nơi ở nước Nhật – thứ rất được người dân ở nền kinh tế hàng đầu châu Á ưa chuộng.

Máy bán hàng tự động tại nhà hàng mì ramen ở Tokyo của Hiroshi Nishitani đã hoạt động ổn định và đáng tin cậy trong suốt một thập kỷ. Khách hàng tới đó, đưa tiền vào và chọn những thứ họ muốn trong lúc ông Nishitani hoàn thiện mì trong bếp.

“Án tử” đột ngột với một loạt cỗ máy được coi là biểu tượng của nước Nhật: Liệu sẽ kết thúc ở bãi rác?- Ảnh 1.

Không chỉ ở cửa hàng của Nishitani, người ta có thể bắt gặp chiếc máy này ở khắp nơi ở thành phố Tokyo nói riêng và nước Nhật nói chung. Sự tiện dụng đã khiến chúng trở thành một phần trong cuộc sống người dân Nhật Bản. Thế nhưng, những chiếc máy này đang đứng trước một bước ngoặt định mệnh mà có thể khiến chúng trở nên… hết thời.

Nhật Bản chuẩn bị cho ra mắt một bộ tiền giấy mới vào mùa hè này. Đây là việc mà nước Nhật tiến hành 20 năm 1 lần để ngăn chặn nạn tiền giả. Và những cỗ máy bán hàng tự động trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của việc này.

“Những chiếc máy này chẳng sao cả”, ông Nishitani nói và bày tỏ nỗi thất vọng khi có thể phải bỏ tiền mua một thiết bị mới đắt tiền chỉ vì chúng có thể tương thích với mẫu tiền mới chuẩn bị ra mắt của chính phủ Nhật Bản. Và đó cũng là điều mà chủ các nhà hàng, quán ăn tự phục vụ, nhà tắm công cộng và các cơ sở kinh doanh khách trên khắp nước Nhật phải đối mặt.

“Án tử” đột ngột với một loạt cỗ máy được coi là biểu tượng của nước Nhật: Liệu sẽ kết thúc ở bãi rác?- Ảnh 2.

Theo thống kê của Nikkei, có 4,1 triệu máy bán hàng tự động trên khắp nước Nhật. Nhiều chiếc trong chỗ đó sẽ lỗi thời khi các đồng tiền 1.000, 5.000 và 10.000 yên mới được tung ra mắt vào tháng 7. Loại tiền này sở hữu công nghệ ảnh 3 chiều, cho phép chúng khó bị làm giả.

Trong bối cảnh lực lượng lao động ở Nhật Bản đang thu hẹp nhanh chóng, máy móc giúp giảm nhu cầu với nhân viên thu nhân của các chủ cơ sở kinh doanh. Một trong những nơi phụ thuộc nhiều nhất vào máy móc chính là những cửa hàng mì – món ăn phổ biến nhất với giá cả phải chăng nhất của tầng lớp lao động Nhật Bản.

Sau khi được phổ biến những năm 1980, thứ thức ăn đậm đà này đã trở thành phần không thể thiếu của ẩm thực Nhật Bản. Sự phát triển thần tốc của nền kinh tế khiến những bữa ăn nhanh và no như vậy hết sức được ưa chuộng. Các đầu bếp cũng liên tiếp thử nghiệm mới để tăng tính hấp dẫn cho món ăn này. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ được yếu tố then chốt: Rẻ và no.

Chính điều đó khiến các chủ nhà hàng cũng không thu lãi quá lớn. Bởi vậy, việc phải đầu tư tới cả 20.000 USD chỉ để nâng cấp một chiếc máy bán hàng tự động mới đã trở thành “gánh nặng tài chính” của rất nhiều người. Nếu đầu tư, họ sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để gỡ vốn. Đó là chưa kể tới giá bột mì và giá điện tăng khiến họ phải trả nhiều tiền hơn nữa.

Chỉ riêng trong năm ngoái, có tới 45 nhà hàng mì ramen nộp đơn xin bảo hộ phá sản, con số cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 2009. Khách hàng Nhật Bản vốn không quen với việc tăng giá đẩy các doanh nghiệp phải vật lộn với đà tăng của nguyên vật liệu.

Trở lại với những tờ tiền mới, trong đợt phát hành năm 2004, Nhật Bản đã phải chi hàng trăm triệu USD để sửa đổi các máy bán hàng tự động và phát hành 10 tỷ tờ tiền mới. Thế nhưng, việc chuyển sang tiếp nhận tiền mới cũng không diễn ra nhanh chóng. Đến năm 2023, mới có 30% số máy bán hàng tự động ở Nhật Bản có thể tiếp nhận đồng xu 500 yên được ra mắt năm 2021.

Tham khảo: NY Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại