Ở Ấn Độ, nhân viên công sở buộc phải ăn mặc như những quý ông quý bà thực thụ, dù lương của họ chỉ đủ trang trải qua ngày. Dưới đây là câu chuyện của tác giả Gayatri Jayaraman, cô đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về vấn nạn đang diễn ra hàng ngày này.
Mùa hè năm 2000, tôi đầu quân cho một tờ tạp chí thời trang với tư cách là giám đốc của văn phòng Hyderabad. Sự đổ vỡ trong hôn nhân khiến tôi phải quay về Mumbai để làm việc trong một văn phòng với khoản thù lao ít ỏi ở một thành phố khá đắt đỏ. Mức lương chưa trừ thuế của tôi là 10.000 Rs (khoảng 3,5 triệu đồng).
Một biên tập viên, sau đó là nhà độc quyền trong lĩnh vực thương mại đã giới thiệu tôi vào đội ngũ của cô ấy ngay khi cô nói chuyện với các nhà thiết kế thời trang tại các cửa hàng thời trang lớn. Tại cửa hàng Ritu Kumar ở trung tâm mua sắm Oberoi, cô ấy chỉ tay vào một kệ quần áo trong góc và đề nghị tôi chọn một mặt hàng đang giảm giá.
Dù đã giảm đến tận 40%, bộ trang phục Ritu Kumar - quần da cam và áo xanh lá cùng chiếc khăn choàng vẫn có giá rất đắt đỏ.
Chưa kể nó còn trông có vẻ lố lăng với một bà mẹ 26 tuổi đang gặp áp lực trong hôn nhân và tài chính, thậm chí phải đi làm bằng tàu hoả địa phương từ Thane với điệu bộ gắt gỏng vì kẹt xe. Bộ quần áo có chi phí xấp xỉ 1,5 triệu đồng này đã ngốn khoảng ba phần tư tiền lương hàng tháng của tôi.
Tôi sẽ chọn cách từ chối khéo: “trông nó thật đáng yêu, nhưng có vẻ không hợp với tôi”, thậm chí nói thẳng: “tôi không đủ tiền để mua nó”, nhưng cuối cùng sếp của tôi vẫn quyết định: “tôi sẽ trả tiền cho bộ trang phục này, khi nào cô có tiền rồi hẵng trả lại cho tôi”. Đáp trả những câu nói ấy là nụ cười gượng gạo và cái gật đầu miễn cưỡng.
Khi sếp của bạn tạo ra những áp lực như thế, dù có tiền hay không, dù chồng bạn có điên tiết lên với bạn hay không, thì bạn cũng phải về nhà, cắn răng rút một triệu rưỡi đồng ra và ngậm ngùi trả tiền cho bộ trang phục đó.
Tôi gặp phải trường hợp tương tự khi tôi bắt đầu tìm công việc mới, và tệ hơn là tôi chẳng thiết tha gì khi phải bỏ tiền mua những bộ trang phục đắt đỏ như thế.
Công việc tiếp theo của tôi có mức lương gấp rưỡi so với công việc trước, khoảng tầm 8,5 triệu đồng. Nhưng những thiệt hại vẫn còn ở đó, vì có một vài món đồ tôi chả cần đến, từ quần áo đến trang sức và cả những bữa trưa đắt đỏ chỉ để làm người khác vừa mắt.
Những chi phí ấy vẫn nằm chễm chệ trên thẻ tín dụng và làm sứt mẻ khoản tiền tiết kiệm của tôi.
Vào thời điểm này, tôi đã dọn ra ngoài sống một mình. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải vay mượn để đặt cọc tiền thuê nhà, và cũng có nghĩa là khoản trả góp (EMI) tương đương với tiền thuê nhà, tiền nong cho con cái, văn phòng mới ở Andheri, chi phí đi lại, hoá đơn và đồ dùng cá nhân.
Các cuộn hoá đơn dày cộm đang giết chết túi tiền tôi mỗi ngày. Tôi không có nhiều đồ đạc, chỉ là hai tấm nệm trải trên sàn nhà, một cái radio nho nhỏ và một vài dụng cụ bếp, trong đó có một con dao chuyên dùng để cắt bánh xèo Ấn Độ.
Tôi đã bán hết số vàng của mình, nhưng nhờ ơn trời, tôi vẫn còn lấy hai bộ Ritu Kumar trong vali để sống qua ngày đấy. Những lúc tiền không cánh mà bay, tôi biết phải làm gì ngoài việc lục lọi dầu và lúa mì để ăn. À, tôi còn lục lọi để tìm cho ra hi vọng của mình nữa đấy!
Thước phim thực tại đang diễn ra trong cuộc sống khiến tôi có phần ghét những người quyền cao chức trọng, luôn bắt ép mọi người vào khuôn mẫu tài chính và chi tiêu của họ, dù vô hình hay hữu ý. Nó cũng dạy tôi một điều rằng dù bạn có cố nới rộng thu nhập của mình đến cỡ nào thì cũng không sao đáp ứng được nhu cầu của mình.
Nhiều người trẻ vướng phải những khoản nợ khổng lồ cũng chỉ vì suy nghĩ như vậy. Bởi một lẽ, thu nhập càng tăng cao thì chi phí cần và đủ cũng tỉ lệ thuận mà tăng theo. Khoản dự trữ tài chính cũng giống như một thỏi chocolate vài gram sẽ biến thành vài kí mỡ bụng khi trôi xuống dạ dày đấy thôi.
Đây là một loại cám dỗ sẽ dễ dàng sinh sôi nảy nở bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất, thiếu tính quyết đoán đã là một loại chi phí hữu hình. Trong một hay hai công việc đầu tiên, ít nhân viên tập sự nào dám nói “không” với những câu hỏi của cấp trên vì sợ bị đuổi thẳng cổ khỏi công ty.
Mọi người đều chi tiền ở mức vừa phải, và áp đặt “chuẩn mực số đông” cho cách chi tiêu của một ai đó là không hợp lý. Sự mong mỏi hình ảnh chuyên nghiệp vượt quá khả năng tiền lương đã gieo mầm cho vấn nạn này.
Tiếp đến, công việc khởi điểm không xuất phát từ mong muốn của bạn, mà là công việc bạn phải làm. Thông thường, điều này sẽ xuất phát từ suy nghĩ “có việc là may lắm rồi, ở đó mà đòi với chả hỏi” khiến bạn chấp nhận công việc ở mức lương bèo bọt.
Tất cả những lỗ hổng trong xã hội, bao gồm tài chính hay tình dục sẽ khơi nguồn từ đây, đặc biệt là vấn đề tài chính. Dù bạn làm trong ngành công nghiệp điện ảnh hay trong công ty start-up, thương thảo mức lương hợp lí rất hiếm khi diễn ra. Được đặt chân vào những nơi này để làm đã là phúc đức ba đời rồi.
Hơn thế, sống độc lập tốn rất nhiều chi phí, điều này rất khó khăn cho những ai trước đó chưa quen với việc sống một mình và phải chi trả mọi chi phí sinh hoạt.
Không như Mỹ hay các nước châu Âu, người trẻ ở Ấn Độ không có “gap year” sau đại học - khoảng thời gian để những người trẻ chuẩn bị cho tương lai của mình. Người trẻ ở đây bắt buộc phải đối mặt với một hành trình đơn độc: không tài sản, không gia đình và không có sự ủng hộ trong cộng đồng.
Đấy là chưa kể đến mỗi đồng rupee bạn tiêu tốn khi phải dùng đến khoản trả góp EMI là một chi phí hao tốn cực kì.
Thẻ tín dụng không dành cho những ai không hiểu cơ chế hoạt động của loại thẻ này. Việc thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt mà không có sự chỉ bảo hay hiểu biết về tài chính sẽ chỉ là một nền kinh tế nửa vời, vì điều đó phức tạp hơn cách chỉ cho người dân dùng thẻ ATM.
Cuối cùng, đầu tư quá nhiều vào “niềm kiêu hãnh” và “lòng tự tôn” để vượt qua nỗi cô đơn và thoát ra khỏi sự cô lập xã hội chưa bao giờ là một yếu tố tích cực. Những người có sức ảnh hưởng và đủ khả năng về mặt tài chính mới đủ khả năng để “chăm bón” cho cái tôi của mình. Bằng không, sự đua đòi và niềm kiêu hãnh giả tạo ấy sẽ giết chết bạn bất cứ lúc nào.