Ấn Độ săn lùng loại cây hiếm của Việt Nam gần như chỉ 5 quốc gia sở hữu: Trồng ít nhất 6 năm cho thu hoạch, xuất khẩu hơn 200 triệu USD trong năm 2023

Như Quỳnh |

Việt Nam giữ ngôi vị xuất khẩu đứng đầu thế giới ở loại cây quý này.

Ấn Độ săn lùng loại cây hiếm của Việt Nam gần như chỉ 5 quốc gia sở hữu: Trồng ít nhất 6 năm cho thu hoạch, xuất khẩu hơn 200 triệu USD trong năm 2023- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tháng 12/2023, Việt Nam xuất khẩu được 7.443 tấn quế, tương đương trị giá 20,9 triệu USD, tăng 3,4% so với tháng 11. Lũy kế cả năm 2023, xuất khẩu quế thu về 260,9 triệu USD với 89.383 tấn quế, tăng 14,6% về lượng nhưng giảm 10,7% về kim ngạch so với năm 2022.

Ấn Độ săn lùng loại cây hiếm của Việt Nam gần như chỉ 5 quốc gia sở hữu: Trồng ít nhất 6 năm cho thu hoạch, xuất khẩu hơn 200 triệu USD trong năm 2023- Ảnh 2.

Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)

Theo VPA, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của quế Việt Nam trong năm 2023 với 38.038 tấn, tăng 14% so với năm 2022. Quế Việt Nam được thị trường Ấn Độ yêu thích do hàm lượng tinh dầu cao, hương vị đặc trưng, mức giá cạnh tranh do có thuế bằng 0%. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt 10.163 tấn, tăng 7%, Bangladesh đạt 5.564 tấn, tăng 32,1%,...Giá xuất khẩu quế bình quân trong năm 2023 đạt 2.918 USD/tấn, giảm 22,1% so với năm ngoái.

Các doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu bao gồm: Prosi Thăng Long, Senspices Việt Nam, Gia vị Sơn Hà, Olam Việt Nam,Tuấn Minh...

Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu và là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới. Nhu cầu về quế hằng năm trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8% đến 12% đã khiến giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.

Cây quế nhân giống bằng phương pháp vô tính sau 6 - 7 năm cho thu hoạch, nhưng trồng bằng hạt phải sau 20 năm. Cây quế được khai thác toàn phần từ thân cây, vỏ cây, lá và quả.

Ngoài việc là một loại gia vị dùng trong các món ăn như phở của Việt Nam, cà ri của Ấn Độ và các món ăn từ Âu đến Á khác, quế còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian với các tác dụng chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy…Trong quế chứa một loại tinh dầu tên là cinnamaldehyde, có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp cho lượng calo dư thừa bị đốt cháy nhanh hơn và lượng mỡ sẽ giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, quế còn giúp mang lại cảm giác no nhanh hơn, giúp giảm đi lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày. Các nghiên cứu này được cho là tín hiệu tốt cho những người đang cố gắng giảm cân để có được vóc dáng như mong muốn.

Dự báo từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng ngành quế mỗi năm sẽ là 14%. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam khi quế là loại gia vị rất được yêu thích tại các nước. Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp quế cần đầu tư giảm dần các sản phẩm thô, canh tác truyền thống, tăng cường các sản phẩm chế biến chuyên sâu có giá trị cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị.

Quế là một loại cây gia vị không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là loài cây chỉ có rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn tại Việt Nam và Trung Quốc, thường được sử dụng làm gia vị trong các món như phở, cà ri, bún bò, hầm, tiềm giúp tạo vị và dậy mùi cho món ăn. 

Ngoài ra quế còn được trồng tại Indonesia giống Casia và Madagascar, Sri Lanka giống Ceylon và trên thế giới gần như chỉ có 5 quốc gia trồng loại cây này và cho năng suất tốt nhất. Tại Việt Nam, quế được trồng ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại