Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh Mặt Trăng thứ hai, tên lửa mang theo những công nghệ tiên tiến hơn hẳn lần trước!

Dink |

Thành tựu lớn của Ấn Độ! Những con người tận tụy tiếp tục cho thấy người Châu Á nói chung và người Ấn Độ nói riêng cũng muốn chinh phục Vũ trụ.

Ấn Độ đã thực hiện thành công sứ mệnh Mặt Trăng mới bằng việc hạ cánh một tàu thăm dò lên “nhà chị Hằng”. Đây quả là giây phút đáng nhớ, một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc mới trong lịch sử ngành hàng không Vũ trụ của đất nước Phật giáo.

Sứ mệnh Mặt Trăng mới của Ấn Độ có tên Chandrayaan-2, có nghĩa là “phương tiện Mặt Trăng” trong tiếng Sanskrit, đã lên không tại Trung tâm Vũ trụ Satish Shawan. Chuyến bay đáng lẽ phải diễn ra vào ngày 15 tháng Bảy nhưng do “sự cố kỹ thuật” diễn ra chỉ 56 phút trước khi cất cánh, toàn bộ sứ mệnh đã phải hoãn lại.

Trong lần bay chính thức, Chandrayaan-2 đã lên không an toàn. Ấn Độ đang vững bước trên hành trình trở thành nước thứ tư hạ cánh tàu thăm dò lên Mặt Trăng, sánh vai với những cường quốc Vũ trụ như Mỹ, Trung Quốc và Liên bang Xô-viết xưa kia.

Tàu du hành Chandrayaan-2 nặng 3,8 tấn, mang theo tổng cộng 13 kiện hàng chia thành 3 hạng mục chính: vệ tinh Mặt Trăng, robot thăm dò và trạm thăm dò; cả ba đều được Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) phát triển.

Nó sẽ đi mất hai tháng để tới được quỹ đạo Mặt Trăng, từ đó tàu sẽ bay xung quanh Chị Hằng ở khoảng cách 100 kilomet so với bề mặt. Khi đã ổn định trên quỹ đạo, trạm thăm dò có tên Vikram sẽ đáp xuống gần Cực Nam của Mặt Trăng. Trạm được đặt theo tên Vikram Sarabhai, người đi tiên phong của chương trình Vũ trụ tại nước Ấn Độ.

Tiếp đó, robot thăm dò Pragyan (nghĩa là “thông thái”) sẽ thu thập khoáng vật trên bề mặt Mặt Trăng, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích mẫu vật từ xa.

Trong suốt một năm tới, vệ tinh trên không sẽ chụp lại bề mặt và tiến hành nghiên cứu khí quyển Mặt Trăng.

Kailasavadivoo Sivan, chủ tịch ISRO, hào hứng vô cùng nhưng cũng bày tỏ nỗi lo: 15 phút cuối của tiến trình hạ cánh “sẽ là những thời khắc kinh hoàng nhất với chúng tôi”.

Trò chuyện trong cuộc họp báo, ông Sivan cảm ơn toàn bộ đội ngũ ISRO vì những cống hiến họ đã thực hiện suốt những năm qua. “Họ làm việc không ngừng nghỉ, quên cả người thân, hy sinh cả thú vui cá nhân … họ làm việc cật lực để đảm bảo lỗi kỹ thuật được khắc phục một cách thích đáng”.

Thủ tướng Ấn Độ Marenda Modi cũng chúc mừng đội ngũ bằng một bài đăng trên Twitter.

Đây là thời khắc đặc biệt sẽ mãi được in dấu vào những trang sử oai hùng!

Vụ phóng tàu Chandrayaan2 cho thấy sức mạnh của các nhà khoa học Ấn Độ, cũng như sự quyết tâm của 1,3 tỷ người dân Ấn, chạm tới những mốc mới của khoa học.

Hôm nay, mọi người dân Ấn Độ đều tự hào!

Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh Mặt Trăng thứ hai, tên lửa mang theo những công nghệ tiên tiến hơn hẳn lần trước! - Ảnh 1.

Bằng sứ mệnh Chandrayaan-1, Ấn Độ phát hiện ra phân tử nước trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, cú đáp của tàu thăm dò vẫn là một cú va chạm có kiểm soát. Chandrayaan-2 sẽ “hạ cánh mềm”, tức là sẽ có hệ thống phản lực đưa tàu thăm dò từ từ chạm bề mặt Mặt Trăng - một thành tựu công nghệ cho thấy khả năng vượt trội của Ấn Độ, cũng như việc tiếp thu được những bài học quý giá từ thành công lần trước.

Đây mới chỉ là những thành công ban đầu, người Ấn còn quyết tâm đưa phi hành gia lên Vũ trụ vào năm 2022. Họ cũng đã lên lịch 2023-2024 cho sứ mệnh Mặt Trăng thứ ba, bằng con tàu Chandrayaan-3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại