Chuyến thăm cơ sở HAL của phái đoàn quân sự Ai Cập mới đây đã được truyền thông Ấn Độ đưa tin. Điều đáng chú ý là các cuộc đàm phán về việc bán tiêm kích Tejas cho quốc gia Bắc Phi đã bắt đầu từ năm 2021 và vẫn đang tiếp diễn.
Khi Ấn Độ tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu chiếc máy bay được phát triển trong nước, nhà sản xuất sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện từ phía khách hàng để thực hiện thỏa thuận, miễn là trong khả năng.
Trong chuyến thăm lần này của phái đoàn Ai Cập, ngoài tiêm kích Tejas thì họ còn được giới thiệu trực thăng nội địa Dhruv Mk 3, được phát triển với sự hợp tác của công ty Messerschmitt-Bölkow-Blohm của Đức.
Theo truyền thông Ấn Độ, HAL đang tìm cách bán 18 chiếc Tejas cho Ai Cập và để hỗ trợ sự quan tâm, công ty đang đầu tư vào một nhà máy sửa chữa và bảo trì ở đất nước này.
Điều đáng chú ý ở chỗ Ai Cập đã trở thành một trong những quốc gia hiện đang xảy ra cuộc tranh giành giữa các công ty Trung Quốc và Ấn Độ, để giành được hợp đồng cung cấp trang thiết bị quốc phòng giá trị cao.
Cuộc cạnh tranh gần đây, khi Trung Quốc bắt đầu thay thế và đẩy hầu hết các nhà cung cấp truyền thống ra khỏi thị trường vũ khí châu Phi.
Giới phân tích sẽ nhớ lại rằng Ai Cập gần đây đã đặt hàng máy bay chiến đấu J-10 từ nhà sản xuất Trung Quốc Thành Đô để thay thế tiêm kích F-16 của Mỹ.
Mặc dù chưa có hợp đồng nào được công bố chính thức, nhưng theo truyền thông Trung Quốc và Ai Cập, thương vụ này thực chất đã ký kết vào ngày 19/8/2024.
Điều đáng chú ý là việc mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc có liên quan đến mong muốn của Ai Cập theo đuổi chính sách độc lập hơn, do đó chính phủ đã từ chối gói hiện đại hóa tiêm kích F-16 được Mỹ đề xuất.
Nếu thực sự Ai Cập đã chọn tiêm kích J-10 thì cơ hội của Tejas Mk 1 là rất thấp, bởi nó bị đánh giá thua kém đối thủ Trung Quốc ở mọi tính năng kỹ chiến thuật cơ bản.
Tiêm kích Tejas và MiG-29K luyện tập cất hạ cánh trên tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ.