Ấn Độ: Bị rắn cạp nia thuộc “tứ đại rắn độc” cắn, người đàn ông cắn lại để trả thù

Đăng Nguyễn |

Người đàn ông đang về nhà sau một ngày làm việc thì bị một con rắn cạp nia, một trong 4 “tứ đại rắn độc” ở Ấn Độ, cắn vào chân.

Rắn cạp nia là một trong "tứ đại rắn độc" ở Ấn Độ.

Rắn cạp nia là một trong "tứ đại rắn độc" ở Ấn Độ.

Theo tờ Independent, cách phản ứng của người đàn ông đã gây sửng sốt. Người đàn ông này trả thù bằng cách cắn lại con rắn và giết chết nó, dù đây là loài rắn kịch độc.

Kishore Badra, sống ở làng Gambharipatia, bang Odisha, Ấn Độ, đang trở về nhà sau một ngày làm việc trên cánh đồng thì bị rắn hổ mang cắn vào chân.

Thay vì tìm bác sĩ ngay lập tức, Badra tóm chặt con rắn, cắn liên tục cho đến khi con rắn không còn động đậy.

“Có thứ gì đó cắn vào chân tôi khi tôi đi làm về vào buổi tối”, Badra nói. “Tôi thắp sáng ngọn đuốc lên và phát hiện đó là rắn cạp nia kịch độc. Tôi đã giết chết con rắn tại chỗ bằng cách cắn trả thù”.

Badra sau đó đưa xác con rắn cho dân làng xem, tự nhận rằng mình không hề hấn gì. Badra quyết không chịu đi viện mà tin vào lời thầy lang.

“Dù đó là rắn cạp nia kịch độc, tôi không cảm thấy có gì bất thường. Tôi tin rằng mình đã được chữa khỏi”, Badra nói trên truyền thông Ấn Độ vào ngày hôm sau.

Chỉ sau vài ngày, câu chuyện được lan truyền rộng rãi ở Ấn Độ. Badra cho rằng, rắn kịch độc cũng không gây khó dễ cho mình.

Theo các chuyên gia, việc Badra không trúng độc do vết cắn từ rắn cạp nia có thể là may mắn.

Rắn cạp nia là loài rắn sống chủ yếu ở Ấn Độ và Đông Nam Á, thường hoạt động về đêm. Đặc điểm nhận dạng của rắn cạp nia là lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu, bao gồm các khoang đen và khoang màu sáng xen kẽ.

Nọc độc của rắn cạp nia chứa chất độc thần kinh, có thể gây suy hô hấp và tử vong. Trước khi có thuốc giải độc, tỉ lệ tử vong của một người nếu bị rắn cạp nia cắn là 75%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại