Ngày 4.8, PV Báo Lao Động có mặt tại con sông Luồng (bản Bo Hiềng, xã Na Mèo, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa), địa phận giáp ranh với bản Sa Ná - nơi vừa trải qua trận lũ tang thương và đang bị cô lập.
Để vào được bản Sa Ná, phải mất 3 giờ đồng hồ đi bộ đường rừng. Ảnh: Quách Du
Do dòng nước sông Luồng quá lớn, việc tiếp cận với bản Sa Ná là không thể. Không còn phương án nào khác, chỉ bằng cách băng rừng, men theo con đường mòn ven núi. Để tới được bản Sa Ná, PV phải nhờ tới người dẫn đường và đi bộ suốt 3 giờ đồng hồ đường rừng.
Chớm bản Sa Ná, cảnh tượng trước mắt khiến chúng tôi không khỏi rùng mình, cả bản dường như bị san phẳng sau trận lũ. Tại đây, những căn nhà trước đây giờ chỉ còn trơ móng.
Những ngôi nhà trước đây, giờ chỉ còn trơ lại móng. Ảnh: Quách Du
Nhiều người dân trong bản với vẻ mặt đầy xót thương, thẫn thờ trên bãi đất trống. Cạnh các ngôi nhà đổ nát, những người phụ nữ ôm nhau khóc khi có ai hỏi chuyện tung tích của những người thân.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tính đến chiều ngày 4.8, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 3 người chết (huyện Mường Lát 2 người; huyện Quan Sơn 1 người), 12 người khác mất tích (huyện Mường Lát 1 người; huyện Quan Sơn 11 người) do mưa lũ.
Trong đó, tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn bị thiệt hại rất nặng nề, khi 24 ngôi nhà tại bản bị cuốn trôi, 10 người vẫn đang còn mất tích. Hiện, bản Sa Ná vẫn đang trong tình trạng bị cô lập.
Những hình ảnh đầy ám ảnh, khi bố khóc con, chồng khóc vợ, mẹ nhớ con tại bản Sa Ná mà PV Báo Lao Động ghi nhân được vào chiều 4.8.
Những người dân và các phóng viên phải băng rừng hàng giờ để tiếp cận bản Sa Ná. Ảnh: Quách Du
Chớm bản Sa Ná - cả bản gần như bị san phẳng. Ảnh: Quách Du
Nhà bị cuốn trôi, đổ sập. Ảnh: Quách Du
Nước lũ tuồn về rất nhiều cây gỗ lớn, gạt ngang và xô đổ nhiều ngôi nhà. Ảnh: Quách Du
Chị Hà Thị Tân (25 tuổi, trú tại bản Sa Ná) bật khóc khi nhớ về thời khắc bản làng bị nạn. Ảnh: Quách Du