Đợt nắng nóng hiện đang càn quét vùng Tây Bắc Thái Bình Dương đã di chuyển đến Alaska, nơi vừa xảy ra một trận “Ice quake” mạnh 2,7 độ richter. Đây là kết quả của hoạt động địa chấn được kích hoạt bởi các sông băng tan chảy, được ghi nhận 40km về phía đông của Juneau.
Trong khi chúng ta thường xuyên nghe nói về earthquake (động đất), thì một trận động đất băng “Ice quake” - có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như căng thẳng tích tụ do nước đóng băng và giãn nở.
Nhiệt độ đã tăng lên tới 33 độ C ở các vùng của Alaska hôm thứ Ba, trong ngày nóng nhất cho đến nay của đợt nắng nóng kỷ lục. Như trang Anchorage Daily News đưa tin, nhiệt độ thiêu đốt là một điều kỳ lạ đối với khu vực thường mát mẻ vào tháng này.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng các sông băng tan chảy đang góp phần gây ra động đất băng - khi đất chìm xuống dưới sức nặng do các sông băng hình thành rồi sau đó bật lên khi các sông băng tan chảy. Theo đó, sự tan chảy ngày một nhiều hơn của các sông băng do biến đổi khí hậu gây ra có thể dẫn đến sự gia tăng tần suất và cường độ của các trận Ice quake.
Cơn địa chấn này, là một sự kiện địa chấn không kiến tạo, xảy ra lúc 5:29 sáng ngày 28 tháng 6 và được ghi nhận là 2,7 độ richter, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, nó xảy ra 40km về phía đông của Juneau.
Trong khi một trận ice quake xảy ra ở đại dương có vẻ không gây ra thiệt hại như động đất ở đất liền, nhưng điều này cho thấy một số tác dụng phụ khác của nắng nóng đã gây ra tác động tàn phá đến cảnh quan Tây Bắc Thái Bình Dương.