Chiều 11/5, tại TP Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu đã tiến hành tổ chức thành công lễ hạ thủy của tàu hàng rời có tải trọng 65.000 tấn. Con tàu có tên gọi là Trường Minh Dream 01. Tính đến thời điểm hiện nay, Trường Minh Dream 01 là con tàu chở hàng rời lớn nhất được đóng tại Việt Nam. Đây được coi là tín hiệu đáng mừng đối với ngành đóng tàu của Việt Nam sau hơn 10 năm với quá trình tái cơ cấu.
Con tàu này có chiều dài gần 200 m, rộng hơn 32 m và cao hơn 19 m. Theo ông Vũ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu, tàu Trường Minh Dream 01 là tàu hàng rời lớn nhất đã được đóng ở Việt Nam, là sản phẩm của hơn 500 cán bộ, kỹ sư và công nhân ở nhà máy đóng tàu Nam Triệu trong suốt 2 năm qua.
Con tàu này được thiết kế, đóng mới, đồng thời lắp đặt những trang thiết bị hiện đại, thỏa mãn những công ước quốc tế mới nhất và được cơ quan Đăng kiểm NK – Nhật Bản phân cấp nhằm có thể hoạt động được trên tất cả những vùng biển quốc tế và thỏa mãn yêu cầu của tất cả những cảng biển trên thế giới.
Với đường bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông rộng hơn 1 triệu km2, Việt Nam là quốc gia có vị trí thuận lợi để phát triển ngành đóng tàu.
Hơn nữa, ngành đóng tàu ở nước ta còn luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ. Theo đó, trong "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045", Việt Nam xác định kinh tế biển sẽ là động lực thúc đẩy những ngành kinh tế khác phát triển, từ đó tạo ra sự chuyển biến cơ bản, toàn diện cơ cấu kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Mặt khác, hiện nay, do nhu cầu vận chuyển bằng đường biển đang ngày một tăng cao nên ngành công nghiệp đóng tàu được cho là sẽ có nhiều cơ hội về thị trường.
Trường Minh Dream 01 chỉ là một trong số những sản phẩm đáng tự hào của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Tại Việt Nam, hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đóng tàu lớn như Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất (đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); Tổng công ty Ba Son; Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai Việt Nam; Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu; Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Sài Gòn…
Các doanh nghiệp nghiệp này đã cho ra đời nhiều con tàu hiện đại, áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới và khu vực. Có thể liệt kê một số sản phẩm là niềm tự hào của ngành công nghiệp đóng tàu dân dụng Việt Nam:
Việt Nam có thể vào Top 5 cường quốc đóng tàu trên thế giới
Từ lâu Việt Nam đã nổi lên là một quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu thuộc hàng top đầu thế giới và đang có tham vọng vươn lên top 5 toàn cầu trong những năm tới.
Theo Báo cáo nghiên cứu công nghiệp đóng tàu Việt Nam 2023-2032 trên "Research and Markets", nền tảng cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Với sự hỗ trợ của nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bền vững, cùng chuỗi công nghiệp sản xuất và công nghiệp phụ trợ phát triển, thị phần của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Từ năm 2020 – nay, trong khi nhiều lĩnh vực kinh tế chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, ngành đóng tàu của Việt Nam lại có những bước phát triển vượt bậc và từng bước khẳng định mình trên thị trường quốc tế. Gần đây nhất, theo danh sách top 15 cường quốc đóng tàu toàn cầu (dữ liệu từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển) được trang Insider Monkey công bố vào tháng 7/2023, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7, với tỷ lệ % số tàu đã đóng trong năm 2021 đạt 0,61%. Top 6 quốc gia đứng đầu danh sách này lần lượt là Trung Quốc (44,2%), Hàn Quốc (32,4%), Nhật Bản (17,6%), Philippines (1,06%), Italy (0,82%) và Đức (0,63%).
Việc lọt vào danh sách Top 7 cường quốc đóng tàu trên thế giới là minh chứng rõ nét cho thấy năng lực và tiềm năng phát triển của ngành đóng tàu trong nước, từ đó thu hút được nhiều hợp đồng lớn trên thế giới.
Theo Bộ Giao thông vận tải, tính đến tháng 4/2022, nước ta có tới 296 bến cảng. Ngoài ra, theo Cục Hàng hải Việt Nam, nước ta hiện có 97 nhà máy đóng tàu, với trọng tải từ 1.000 DWT trở lên, đồng thời có 68 nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Các nhà máy đóng tàu mới có tổng công suất thiết kế lên tới 2,6 triệu DWT/năm.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại trường ĐH New South Wales (Úc), Việt Nam có thể tiến được vào top 5 quốc gia đóng tàu hàng đầu trên thế giới. Bởi Việt Nam được biết đến là nơi có số lượng công nhân đóng tàu lành nghề, giàu kinh nghiệm nhất trong số những quốc gia Đông Nam Á.
Đầu tháng 7/2023, tại Triển lãm thiết bị máy móc hàng hải và đóng tàu (VIMOX 2023) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Fireworks Trade Media, ông Kenny Yong, đơn vị tổ chức sự kiện, chia sẻ rằng, ngành đóng tàu của Việt Nam đã nổi lên như "một thế lực cạnh tranh không thể xem thường". Ông Kenny Yong nhấn mạnh, với đường bờ biển dài, lực lượng lao động lành nghề và có vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam sở hữu những lợi thế độc nhất. Việt Nam cũng được coi là điểm đến hấp dẫn của nhiều quốc gia và tiềm năng cho thị trường đóng tàu là rất lớn.
Với nhiều dự án đóng tàu lớn đang được triển khai, ngành đóng tàu của Việt Nam đã nổi lên như một thế lực cạnh tranh không thể xem thường, cho thấy sự tăng trưởng, khả năng phục hồi và thích ứng đáng kể.
Theo các chuyên gia, với sự tham gia của những công ty liên doanh cùng với những chính sách đầu tư và quan tâm của Nhà nước đã giúp ngành đóng tàu của Việt Nam ngày càng phát triển. Vì vậy, ngành công nghiệp này của Việt Nam dự kiến có thể vươn lên vị trí thứ 5, thậm chí là thứ 4 trong bảng xếp hạng các cường quốc đóng tàu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hàn quốc và Nhật Bản.
Năm 2014, khi tập đoàn Samsung đưa ra danh sách gồm 170 phụ kiện mà doanh nghiệp Việt Nam có thể làm để cung ứng cho việc hoàn thiện sản phẩm Galaxy S4 và Tab của hãng, câu trả lời của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa làm được.
Trong bối cảnh đó, câu nói Việt Nam không làm nổi con ốc vít bắt nguồn từ phát biểu của một đại biểu Quốc hội khóa 13. Cụ thể, đại biểu Trần Quốc Tuần (Trà Vinh) cho rằng: "Nước ta mỗi năm đào tạo bao nhiêu tiến sĩ, kỹ sư, mà tại sao không sản xuất nổi con ốc vít. Vậy làm sao có thể tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu?".
Sau đó nhiều năm, câu chuyện "ốc vít" nóng trở lại khi trong buổi gặp gỡ báo chí cung cấp thông tin về Triển lãm chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô (Automechanika 2023), PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có phát biểu gây bão: "Có một thời tôi hay nói mỉa mai là, duy nhất chỉ làm cái ốc vít bắt cho biển số và chỉ 6 tháng sau, nó gỉ mất rồi. Chúng ta chưa có công nghiệp ô tô vì không có nền khoa học cơ bản.