"Ác mộng" khi đi mua sắm ở Venezuela

Để tường thuật lại cuộc sống chật vật của người dân Venezuela, phóng viên Fabiola Zerpa của Bloomberg đã ghi lại nhật ký 30 ngày đi tìm thực phẩm để đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình mình. Dưới đây là một số trích đoạn trong cuốn nhật ký ấy.

Cướp bóc, mất điện, bệnh viện cũng hết cả thuốc men… Đó là tình trạng thường xuyên xảy ra ở Venezuela – đất nước đang chìm trong khủng hoảng kinh tế khiến cuộc sống của người dân khốn khó hơn bao giờ hết.

Ngày 9/6

Ngày thứ 5 là cơ hội để tôi có thể mua những hàng hóa thiết yếu – dầu ăn, gạo, bột giặt - ở mức giá nhà nước quy định.

Tất cả người lớn ở Venezuela đều được phân công ngày cụ thể để mua hàng hóa dựa trên số chứng minh thư, và ngày của tôi là thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần nhưng Chủ nhật đúng là một ngày vô giá trị bởi từ rất lâu rồi các cửa hàng đã không còn bán hàng hóa theo giá nhà nước niêm yết vào ngày cuối tuần.

Do đó tôi chỉ còn lại thứ 5. Trong vài tuần gần đây, dòng người xếp hạng tại hai siêu thị ở gần nhà tôi (nằm ở phía Bắc Caracas) quá dài và do đó tôi sẽ phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới có thể mua hàng. Đến lúc bước được vào trong thì các kệ để hàng đã trống trơn.

Ác mộng khi đi mua sắm ở Venezuela - Ảnh 1.

Kệ hàng trống trơn là cảnh tượng thường xuyên gặp phải.

Hôm nay cũng vậy, thậm chí chẳng còn chỗ để mà đỗ xe. Điều này đồng nghĩa tôi sẽ phải đi vài chỗ mới có thể mua đồ ăn và một vài thứ cần thiết cho con trai 8 tuổi cùng con gái 10 tuổi và ông chồng Isaac của tôi.

Tôi bước vào một hiệu thuốc. Isaac được bác sĩ kê đơn thuốc Vytorin hoặc Hiperlipen để điều trị máu nhiễm mỡ nhưng ở đây đã hết. Vị dược sĩ nói rằng phòng thí nghiệm ở Ấn Độ đã dừng hợp đồng cung cấp thuốc với Chính phủ Venezuela nên sẽ chẳng bao giờ có loại thuốc mà tôi cần nữa.

Ông ấy hỏi tôi có muốn mua một loại thuốc khác cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu hay không. “Méo mó có hơn không”, với suy nghĩ như thế tôi đã quyết định mua 4 hộp.

Ác mộng khi đi mua sắm ở Venezuela - Ảnh 2.

Buổi chiều thứ 5, Zerpa đã phải đi qua nhiều cửa hàng để tìm mua những thứ cần thiết.

Buổi trưa, tôi ghé qua cửa hàng bánh với hi vọng có thể mua được bánh mì. Người bán hàng cáu kỉnh bảo rằng họ chỉ bán bánh lúc 5h chiều. Bước ra cửa, tôi nhìn thấy tấm biển thông báo “Hết bánh mì” mà mình đã không nhìn thấy.

Cuối cùng thì tôi cũng đã gặp may khi tìm thấy hai hộp sữa ở một ki ốt nhỏ. Bọn trẻ sẽ thích chúng.

Ác mộng khi đi mua sắm ở Venezuela - Ảnh 3.

Ngày 14/6

Tôi lại đi tìm bánh mì. Ngày càng khó có thể tìm được bánh mì tươi ở Venezuela và tôi quyết định tìm loại khác. 

Một cửa hàng tạp hóa gần nhà không có ai xếp hàng trước cửa và tôi đã hiểu lý do khi bước vào trong. Trên kệ gần như trống trơn. Người bán hàng luống tuổi nói rằng bánh mì đã hết từ lâu rồi.

Tôi quay sang siêu thị bên cạnh để mua rau và thịt. Khoai tây và hành vẫn còn nhưng thịt thì không. Từ 5 tháng trước, tôi đã phải trả gấp đôi tiền để mua được thịt.

Ác mộng khi đi mua sắm ở Venezuela - Ảnh 4.

Nếu trên kệ đầy ắp hàng hóa thì đó toàn là những thứ không thiết yếu.

Ngày 25/6

Tôi dậy sớm để tới khu chợ nông sản ở gần nhà. Vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần, những người nông dân sẽ đánh xe tải tới đây để bán những sản phẩm họ nuôi trồng được trên những ngọn núi quanh đó. Hàng hóa được bán với giá chợ đen.

Có thể tới đây mua hàng là một điều khá may mắn vì đây là thứ xa xỉ với hàng triệu người Venezuela. Hơn nữa những người nông dân ở đây chấp nhận thẻ ghi nợ.

Khi mà lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát – lạm phát 2016 dự báo ở mức từ 200 đến 1.500%, bạn sẽ phải lôi ra một nắm tiền nếu trả bằng tiền mặt. Hơn nữa tỷ lệ tội phạm ngày càng tăng cao do đó điều này rất nguy hiểm.

Ác mộng khi đi mua sắm ở Venezuela - Ảnh 5.

Hàng người xếp hàng để mua được hàng hóa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại