91% phản ánh của người dùng liên quan đến giả mạo, lừa đảo lĩnh vực ngân hàng

PV |

Chỉ riêng trong tháng 11/2023, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT đã nhận được khoảng 16 nghìn phản ánh về trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam gửi đến qua các hệ thống cảnh báo, trong đó hơn 91% liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính.

Tính đến thời điểm này, Cục An toàn thông tin đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho người dân như: Xây dựng và phát hành các bộ Cẩm nang về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, Cẩm nang An toàn trực tuyến giúp bảo vệ mọi đối tượng người dân trên không gian mạng; Thực hiện các chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến cho người dân; Triển khai xây dựng chuỗi series Điểm tin tuần với các thông tin về tình hình lừa đảo trực tuyến nổi bật để đưa ra cảnh báo cũng như các khuyến cáo kịp thời giúp người dân tự bảo vệ mình trên môi trường mạng; Xây dựng, phát triển kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn) trên các nền tảng mạng xã hội để đưa thông tin, tuyên truyền về các vấn đề an toàn thông tin, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến.

Gần đây nhất, từ giữa tháng 11/2023, Cục An toàn thông tin còn thực hiện chuỗi nội dung "Điểm tin tuần", tổng hợp những tin tức nổi bật trong từng tuần về lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam cùng với các khuyến cáo từ chuyên gia an toàn thông tin. Theo chuyên gia Cục An toàn thông tin, việc tuyên truyền về lừa đảo trực tuyến là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

91% phản ánh của người dùng liên quan đến giả mạo, lừa đảo lĩnh vực ngân hàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tại Họp báo thường kỳ tháng 12 của Bộ TT&TT, Cục An toàn thông tin cũng mong muốn nhận được sự phối hợp của các cơ quan truyền thông báo chí trong việc sản xuất tin bài và các nội dung về nhận diện, phòng chống lừa đảo trên nền tảng truyền thông. Qua đó, góp phần lan tỏa rộng những thông tin hữu ích tới người dân Việt Nam, cùng chung tay phòng chống lừa đảo trực tuyến và bảo vệ an toàn thông tin cho mọi người tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

Đối với câu hỏi về việc gần đây tại nhiều địa phương xảy ra hiện tượng bảng điện tử LED xuất hiện chữ lạ, bị thay đổi nội dung, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, các bảng điện tử LED bị thay đổi nội dung thường là các bảng LED cũ hoặc không rõ xuất xứ nguồn gốc. Các bảng LED này có chung đặc điểm là cho phép quản lý thông qua WIFI và thường sử dụng các mật khẩu mặc định dễ đoán. Ngoài ra, hiện có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại cho phép chỉnh sửa nội dung bảng điện tử LED ngay trên thiết bị di động, phổ biến nhất là “Led Art”. Chỉ cần kết nối vào WIFI của bảng LED sau đó truy cập vào ứng dụng là có thể chỉnh sửa được nội dung trên bảng điện tử LED. Ngoài ra trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook,… cũng được chia sẻ rộng rãi cách thức thực hiện. Các bạn trẻ coi đây là chiến tích để khoe khoang dẫn đến nhiều bạn học và làm theo gây ra tình trạng nhiều nơi trên cả nước xuất hiện hành vi này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại