9 địa phương bổ nhiệm 58 người nhà

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Chính phủ đã công bố hàng loạt địa phương bổ nhiệm hàng chục người nhà gây bức xúc cho xã hội thời gian gần đây.

“Kỷ luật, kỷ cương trong nhiều cơ quan, đơn vị và trong xã hội còn chưa tốt. Tinh giản biên chế chưa đạt mục tiêu đề ra. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đưa ra nhận định như thế khi trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017 tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV sáng 22-5.

Bổ nhiệm người nhà gây bức xúc

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chất lượng và hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Cụ thể, Chính phủ đã xử lý nghiêm nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước; cấm uống rượu bia trong giờ hành chính.

Bên cạnh đó là cấm dùng xe công đi lễ hội, việc riêng; cấm tặng quà lãnh đạo nhân dịp lễ, Tết; bước đầu chấn chỉnh quản lý đô thị, nhất là ở Hà Nội và TP.HCM.

“Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cán bộ vẫn còn những yếu kém. Một số trường hợp bổ nhiệm cán bộ không đúng quy định, gây bức xúc dư luận.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền cơ sở một số nơi còn hạn chế” - Phó Thủ tướng nói.

Minh chứng ngay trước nghị trường, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ rõ chín địa phương đã bổ nhiệm tổng cộng 58 người nhà gây bức xúc dư luận thời gian qua gồm: Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Yên Bái, Đà Nẵng.

Có 10 trường hợp vi phạm về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm và hiện tiếp tục có phản ánh tại Hải Dương, Hải Phòng và đang được kiểm tra, làm rõ.

Ngoài ra, báo cáo còn chỉ ra tình trạng “lạm phát” cán bộ như Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa có tám phó giám đốc, Sở TN&MT tỉnh Bình Định có sáu phó giám đốc, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương có 44 lãnh đạo/46 công chức, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên bổ nhiệm thừa 23 lãnh đạo…

Nhóm lợi ích câu kết làm mất hiệu lực chính sách

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, cấp tăng cường quản lý và thực hiện nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường, tuy nhiên tình hình ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp.

Xử lý vi phạm về môi trường còn bất cập, chế tài chưa nghiêm. Tình trạng chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép còn diễn ra tại nhiều địa bàn. Sạt lở bờ sông, ven biển xảy ra nghiêm trọng ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, ông cũng cho hay: “Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết dứt điểm, phát sinh những điểm nóng, phần lớn liên quan đến đất đai (trên 60%).

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài, phức tạp, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn thời gian vừa qua”.

Liên quan đến các nội dung trên, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: “Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn bất cập, chuyển nhượng quyền sử dụng đất “chui” kéo dài trong nhiều năm đang trở nên nghiêm trọng, chênh lệch địa tô ngân sách nhà nước không thu được.

Công tác quản lý đất đai yếu kém, thu hồi, bồi thường thiếu minh bạch, thiếu hợp lý tại cơ sở và chưa thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo gây ra xung đột lợi ích kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội”.

Riêng vấn đề môi trường, gắn với khai thác tài nguyên, ông Thanh nhận định việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa được kiểm soát chặt chẽ, xuất hiện kiểu khai thác “tận khai, tận diệt” như khai thác cát, gỗ trái phép ở một số địa phương làm cạn kiệt nguồn nước, sạt lở bờ sông...

“Điều này làm ảnh hưở g nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tới khả năng phòng, chống thiên tai” - ông Thanh nói.

Ông Thanh chỉ rõ việ c để xảy ra tình trạng như trên là do sự buông lỏng quản lý của các cấp, ngành nên đã để cho các nhóm lợi ích câu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lý.

Ô nhiễm môi trường nhiều nơi chậm khắc phục

Vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên, khoáng sản diễn biến phức tạp; ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi nhưng việc khắc phục và cải thiện còn chậm. Các vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; trong quản lý, sử dụng đất đai; các hiện tượng tham nhũng, lãng phí vẫn là những vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, lo lắng…

Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Mục tiêu GDP đạt 6,7% gặp khó

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, tăng trưởng GDP qu. I-2017 đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%).

Trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định: "Để đạt được tốc độ tăng trưở ng kinh tế như Quốc hội đa đề ra là 6,7%, các quỹ còn lại phải tăng trung bình trên 7% nhưng với điều kiện và tình hình thự c tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạ t khoả ng 6,3%-6,5%".

"Đề nghị Chính phủ cần có đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động như thế nào đến các chỉ tiêu khác như tỉ lệ nợ công, bội chi ngân sách...

Bên cạnh đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp thực hiện việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng" - ông Thanh nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại