Cuộc sống ẩn chứa vô vàn những điều được ghi chép trong sách vở hay được truyền tai nhau nhưng lại không hoàn toàn đúng sự thật.
Dưới đây là những điều "nhầm nhọt" bị lầm tưởng mà nhiều người vẫn tin sái cổ.
1. Mũ của người Viking có sừng
Hình ảnh về người Viking luôn đi kèm với những chiếc mũ có sừng của các chiến binh tàn bạo. Thế nhưng, điều này hoàn toàn là một huyền thoại.
Các nhà chép sử Hy Lạp và La Mã đã tạo ra chiếc mũ sừng trong nỗ lực miêu tả người Viking là một dân tộc vô cùng đáng sợ. Trên thực tế, các chiến binh Viking đội mũ trơn.
2. Khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời quyết định mùa trong năm
Các mùa trong năm xuất hiện là do ảnh hưởng của độ nghiêng 23,5 độ của trục Trái đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quay quanh Mặt trời chứ không phải vì Trái đất ở gần hay xa Mặt trời.
3. Lỗ đen vũ trụ là ống khói có thể nuốt mọi thứ xung quanh
Một lỗ đen thực sự giống một quả bóng, nó không có "lỗ hổng" để kéo cái gì vào bên trong. Các hố đen có khối lượng hữu hạn nên lực hấp dẫn của chúng cũng là hữu hạn.
Các nhà khoa học không chắc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị rơi vào lỗ đen nhưng ít nhất, họ có thể khẳng định với bạn là lỗ đen không có lực siêu hấp dẫn như bạn nhầm tưởng.
4. Ăn rau tươi tốt hơn rau chín
Cần lưu ý rằng, quy định này không áp dụng cho tất cả các loại rau. Những loại rau ăn luộc tốt nhất là cà rốt, khoai tây, bông cải và củ cải đường.
Khoáng chất hữu ích từ rau luộc giúp bạn hấp thụ nhiều hơn 6 - 7 lần so với các loại rau sống mặc dù trong thực tế, một số vitamin bị mất trong quá trình xử lý nhiệt.
5. Răng khỏe mạnh luôn trắng
Bạn có thất vọng không khi biết rằng, răng tự nhiên của chúng ta hoàn toàn không trắng và răng trắng không có nghĩa là răng khỏe. Răng trắng quá là một bệnh lý, một dấu hiệu của thiếu canxi trong cơ thể đấy!
6. Trái đất có hình tròn hoàn hảo
Hành tinh của chúng ta không hẳn là hình tròn. Trên thực tế, Trái đất phình rộng ở đường xích đạo và phẳng ở hai cực.
Ngoài ra, sự xói mòn và chuyển động liên tục của các mảng kiến tạo khiến bề mặt của hành tinh chúng ta liên tục thay đổi.
7. Hoa lưỡi là di truyền
Một nghiên cứu của Nhật đã chứng minh rằng "tài năng" này không phải là đặc điểm di truyền. Theo đó, tỉ lệ trẻ em từ 6 - 7 tuổi có khả năng uốn lưỡi từ 54% đã tăng lên thành 76% khi đạt ngưỡng 12 tuổi. Nghĩa là bằng cách nào đó, có khoảng 20% trẻ đã học được cách uốn lưỡi.
8. Càng cạo lông, lông mọc lên càng dày, rậm
Khi cạo lông, ta đã vô tình cắt ngang sợi lông, làm lộ ra phần cận gốc khá dày gây ra cảm giác mỗi sợi lông riêng lẻ chiếm thêm nhiều không gian hơn. Hơn nữa, lông trở nên cứng là do nó ngắn hơn.
Ngoài ra, ta thường thấy phần da vừa cạo bị đen đi. Thực chất, đó chỉ là một ảo ảnh não bộ tạo ra khi mắt nhìn thẳng vào những chấm nhỏ trên nền da bình thường thôi.
Nguồn: Brightside