Vì vậy, chúng ta cần nắm bắt đặc tính của chúng để phân biệt, tránh ăn phải hoa quả có độc. Bài viết này sẽ nêu ra cách phân biệt cây hoa quả quen thuộc an toàn và chứa độc tố.
1/ Nho và Moonseed
Ngoài nho ra còn có loại cây leo khác cũng ra quả thành chùm như nho mà chứa độc tố là quả Moonseed. Cách tốt nhất để phân biệt nho với quả Moonseed là bổ đôi một quả chín mọng ra xem hạt. Nho (hình bên trái) có hạt tròn khác với hạt của quả Moonseed (hình bên phải) có hình trăng lưỡi liềm.
2/ Nấm moscela thật và giả
Cây nấm moscela thật (hình bên trái) có thân rỗng và hình dạng mũ nấm giống như tổ ong. Cây nấm moscela giả (hình bên phải) có thân rắn chắc và mũ xốp, trông nó cũng giống cây nấm thật, nhưng nó là nấm độc.
Hơn nữa, nấm thật và giả đều mọc trong cùng khu vực nhiều cây cối, vì vậy bạn cần thận trọng, đừng để nhầm lẫn vì vẻ bề ngoài .
3/ Cây tỏi và cây dại
Cây tỏi (hình bên trái) trông giống với một loài cây dại mọc ở Bắc Mỹ (hình bên phải) chứa độc tố. Song, cây tỏi có mùi hành tỏi đặc trưng, còn cây dại không có mùi.
4/ Quả việt quất và quả dại
Bạn có thể phân biệt quả việt quất và quả dại chứa độc bằng màu sắc quả chín. Quả việt quất (ảnh bên trái) khi chín có màu xanh lam đậm, trong khi quả dại giống nó (ảnh bên phải) có màu đen.
5/ Hạt dẻ và hạt dẻ móng ngựa
Hạt dẻ ăn được (hình bên trái) luôn có một điểm nhú lên hoặc một tua trên hạt. Hạt dẻ móng ngựa (hình bên phải) có độc, hình tròn xoe và nhẵn thín, không có tua hoặc điểm nhú lên trên hạt.
6/ Cây cà rốt và cây cần độc
Nhìn kỹ thân cây, bạn sẽ thấy cây cà rốt phủ lông tơ còn thân cây cần độc trơn láng, không phủ lông tơ và có những đốm màu hồng tím.
7/ Cây cà chua và cây cà độc
Việt hóa ảnh: Cẩm Mai.
Cả hai loài cây đều cho ra hoa đầu cuống ôm lấy quả là 5 cánh nhọn nhưng chúng có màu sắc khác nhau. Cây cà chua (ảnh bên trái) cho ra những cánh hoa to và dài màu vàng. Cây cà độc (ảnh bên phải) cho ra những cánh hoa màu tím đậm và nhỏ hơn.
Nguồn bài và ảnh: Bright Side