6 luật bất thành văn trong trận chiến thời Xuân Thu-Chiến Quốc: Không có chỗ cho tiểu nhân

Hoàng Lê |

Trong suy nghĩ của nhiều người, chiến tranh là một hoạt động bạo lực chỉ bao gồm giết chóc và đổ máu. Tuy nhiên chiến tranh không chỉ có như vậy...

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc có những "luật bất thành văn" mỗi khi các bên giao chiến. Người xưa vẫn gọi đó là "Đệ Nhất Lễ Nghi, Đệ Nhị Thắng Phụ" – còn thể gọi là tiên soạn lễ nghi, hậu phân thắng bại.

Vào đầu thời Xuân Thu, những quyền lực thực tế của Chu Thiên Tử (hay vua Chu) trong việc liên kết hay lệnh cho các nước chư hầu đã không còn. Nhưng nếu hai nước nảy sinh mâu thuẫn, xảy ra các cuộc chiến tranh thì danh nghĩa của họ vẫn là thần tử của vua Chu.

Và ngay cả trên chiến trường cũng có các quy định không thành văn mà bên nào cũng cần tuyên theo kể cả khi giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực. Vậy những quy tắc đó là gì?

Những quy tắc bất thành văn thời Xuân Thu - Chiến Quốc

1. Trước khi tuyên chiến với một nước, bên tấn công phải đưa ra được lý do phát động cuộc chiến, lý do đó phải thuyết phục được đa phần người dân và không thế nói một cách mập mờ hay qua loa.

2. Nếu một quốc gia không may rơi vào tình trạng khẩn cấp như xảy ra như thảm họa thiên nhiên bão lũ, động đất, sạt lở... khiến dân chúng phải di tản hoặc quân vương đột tử thì quốc gia khác không được nhân cơ hội đó mà tấn công, chiếm đất. Đây được coi là hành động bất nghĩa, chỉ có kẻ tiểu nhân mới làm.

3. Trước khi hai bên giao tranh, họ sẽ đưa đến các sứ giả để nêu rõ lý do vì sao họ lại quyết định tham chiến, dùng tới vũ lực để giải quyết vấn đề. Đồng thời, dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì các bên không được giết sứ giả của bên kia. Thực tế, sứ giả là cũng chỉ là người đưa tin, truyền tải thông điệp chứ không có giá trị về mặt quân sự.

6 luật bất thành văn trong trận chiến thời Xuân Thu-Chiến Quốc: Không có chỗ cho tiểu nhân - Ảnh 2.

Sứ giả đóng vai trò quan trọng trong việc liên lạc giữa chiến tranh và không bên nào được giết sứ giả (Ảnh: Sohu.com)

4. Địa điểm giao tranh đầu tiên không phải ở trong bất cứ một quốc gia nào mà sẽ là vùng biên giới giữa hai quốc gia.

5. Chiến tranh không phải là một trò chơi có thể kết thúc trong một sớm một chiều. Khi chiến sự giằng co, hai bên sẽ rất mệt mỏi và cần thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy nếu chưa bên nào giành được ưu thế mà vẫn đang cân sức thì họ sẽ giao ước một khoản thời gian tạm ngưng chiến. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, không bên nào được lén lút tập kích bên kia.

6 luật bất thành văn trong trận chiến thời Xuân Thu-Chiến Quốc: Không có chỗ cho tiểu nhân - Ảnh 3.

Vua một nước chư hầu xuất hiện trên chiến trường vẫn được an toàn vì trên danh nghĩa họ là thần tử của hoàng đế nhà Chu (Ảnh: Sohu.com)

6. Nếu có vua của một nước xuất hiện trên chiến trường thì hai không được phép tấn công giết vua. Bình thường thì vua không trực tiếp ra trận mà giao cho các tướng, nếu họ xuất hiện thì tức là cuộc chiến này cần phải tạm ngừng lại.

Trận chiến vì quá "quân tử" mà nhận thất bại

Trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, đã từng có một trường hợp vì quá "quân tử" mà nhận lấy thất bại cay đắng. Đó là trận "Hoằng Thủy Đại Chiến" vào năm 638 trước Công nguyên khi ấy Trung Nguyên còn bị phân chia bởi nhiều nước chư hầu.

Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, phần "Sử Ký Tống Thế Vi Gia" thì Tống Tương Công là vua thứ 20 của nước Tống (một quốc gia chư hầu đầu thời kỳ Xuân Thu).

Cũng theo Sử Ký Tư Mã Thiên thì Tống Tương Công được liệt vào hàng "Ngũ Bá" cùng với Tề Hoàn Công, Tần Mục Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương.

Năm 639 trước Công nguyên, Tống Tương Công bị vua nước Sở Thành Vương lừa bắt ở đất Vu khi đang dự hội chư hầu. Rồi Sở Thành Vương tấn công nước Tống, chiếm vài thành trì.

Sau khi được thả về nước, Tống Tương Công ôm hận phục thù. Năm 638 trước Công nguyên, ông đem quân đánh nước Trịnh là đồng minh với nước Sở. Sở Thành Vương đem quân tới cứu, hai bên giáp mặt nhau ở sông Hoằng Thủy. Quân của Tống Tương Công đã tới chiếm được vị trí nhiều ưu thế về địa hình bên bờ sông để chờ quân Sở tới.

Tướng nước Tống là Tư Mã đã khuyên Tống Tương Công khi quân Sở đang bố trí vượt sông, mới lên bờ đội hình chưa ổn định thì nên nhanh chóng tấn công tiêu diệt. Nhưng Tống Tương Công không nghe, ra lệnh đợi quân Sở sắp xếp toàn bộ chu đáo mới đánh một trận sòng phẳng. Ông cho rằng đánh khi quân Sở chưa chuẩn bị là việc làm không quân tử và hèn hạ.

Kết quả, quân Sở bày trận và xông lên chiến đấu vô cùng dũng mãnh, quân Tống thua tan tác, bại trận, bản thân Tống Tương Công bị thương ở đùi.

6 luật bất thành văn trong trận chiến thời Xuân Thu-Chiến Quốc: Không có chỗ cho tiểu nhân - Ảnh 6.

Minh họa một vị vua với chiến xa trên chiến trường thời Xuân Thu (Ảnh: Sohu.com)

Còn trong Trận chiến Yển Lăng giữa quân nước Tấn đứng đầu là Tấn Lệ Công và quân nước Sở đứng đầu là Sở Cung Vương vào năm 575 trước Công nguyên cũng đã chứng kiến một luật bất thành văn được sử dụng, đó là không giết vua nước khác trên chiến trường.

Cụ thể, tại trận chiến này: Chủ tướng nước Tấn là Khích Chí khi giao tranh và đánh cho quân Sở rơi vào thế thất trận. Ba lần chiến xa của Khích Chí gặp của Sở vương trên chiến trường đang rút chạy đều không bắt giết Sở vương mà thậm chí còn xuống xe hành lễ.

Sở vương thấy hành động quân tử của Khích Chí trong chiến tranh nên cũng cảm kích, thậm chí còn trao tặng cung tên của mình cho Kích Chí.

Tại sao lại có chuyện như vậy? Trong các cuộc chiến đẫm máu không khoan nhượng mà lại bỏ qua cơ hội giết vua bên địch. Đó được lý giải bởi tư tưởng thời Xuân Thu vẫn coi Chu Thiên Tử là hoàng đế trong thiên hạ, các nước chư hầu có vua nhưng chỉ mang tướng vương hoặc công. Chu Thiên Tử vẫn có sức ảnh hưởng nhất định tới các nước chư hầu.

Ngay cả khi mâu thuẫn giữa các nước nổ ra thì họ vẫn sẽ cư xử đúng mực, coi vua các nước là thần tử của hoàng đế nhà Chu, không thể tùy tiện bắt giết. Hơn nữa, chỉ huy trên chiến trường thường là dòng dõi quý tộc, họ được dạy tư tưởng người quân tử, đề cao danh nghĩa chứ không như binh lính đa phần là nông dân và tù binh trước kia.

6 luật bất thành văn trong trận chiến thời Xuân Thu-Chiến Quốc: Không có chỗ cho tiểu nhân - Ảnh 8.

"Luật bất thành văn" không còn nhiều hữu dụng cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc, mọi sự bất cẩn đều phải đánh đổi bằng máu (Ảnh: Sohu.com)

Nhưng vào cuối thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, mọi thứ đã thay đổi và chiến tranh chỉ còn chỗ cho sự bạo tàn, bất cứ sai lầm nào dù là của ai cũng phải trả giá và đối phương sẽ trừng phạt không khoan nhượng.

Tham Khảo: SOHU.COM, KEKECHICI.COM

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại