Trước hết, chúng ta cần biết những cách và phương thức khiến điện thoại của bạn có khả năng bị hack.
Cách đầu tiên và có lẽ đơn giản nhất là hacker lấy điện thoại của bạn và cập nhật một ứng dụng gián điệp. Cách thứ hai là sử dụng Wi-Fi không được bảo vệ ở các địa điểm công cộng như quán cà phê hay sân bay.
Cách thức ít phổ biến hơn là nếu bạn cắm đường truyền hay sạc pin bằng cổng USB không rõ ràng, thông tin của bạn đứng trước nguy cơ bị lộ hay chuyển giao.
Giao thức báo hiệu số 7 hay SS7 là giao thức được sử dụng ở hầu hết các trung tâm di động trên thế giới. Hacker có thể thâm nhập vào SS7, nghe trộm điện thoại, đọc tin nhắn và theo dấu vị trí của bạn
Dưới đây là 6 dấu hiệu điện thoại đã bị hack nên biết:
1. Nếu điện thoại bắt đầu cạn pin nhanh chóng, đó có thể là dấu hiệu của một ứng dụng ẩn danh đang chạy dưới nền.
2. Nếu điện thoại thường xuyên khởi động lại, tắt nguồn, chạy ứng dụng hoặc quay số ngẫu nhiên, có khả năng hacker đang cố xâm nhập điện thoại của bạn
3. Một dấu hiệu khác cho thấy ứng dụng không xác định đang chạy dưới nền là điện thoại thường xuyên bị nóng dù bạn không sử dụng nhiều.
4. Nếu có một số điện thoại lạ trong danh sách “gọi gần đây” của bạn, đó có thể là dấu hiệu ai đó đang “nghịch” điện thoại của bạn từ xa
5. Nếu bạn không thể tắt nguồn điện thoại, hay điều khiển những ứng dụng cơ bản như chỉnh độ sáng hay máy ảnh, đây có thể là kết quả của một hacker.
6. Cuối cùng, nếu bạn thường nghe thấy tiếng ồn hay âm vọng trong khi nghe điện thoại ở nơi đáng nhẽ không có các âm thanh này, bạn có thể nghi ngờ điện thoại đã bị hack.
Và đây là một số cách để tự bảo vệ chiếc smartphone của bạn:
Nếu bạn nhận được tin nhắn mà không có đầy đủ mã URL, đừng có mở nó ra.
Nếu bạn dùng dây cáp lạ để sạc điện thoại, lựa chọn chức năng “Chỉ sạc”.
Hạn chế truy cập mạng Wi-Fi công cộng.
Đừng thực hiện các giao dịch trên mạng công cộng và đừng sử dụng lựa chọn “ghi nhớ mật khẩu” trừ khi đó là mạng được bảo vệ.
Nguồn: Providr