MIT Technology Review (MTR) là tạp chí công nghệ lâu đời của Mỹ, chuyên giới thiệu những sản phẩm, công nghệ mới xuất hiện. Người đại diện của MTR giải thích: Có một điều quan trọng là những thứ mới mẻ, hay ho đều được sinh ra từ những thứ đã "bị kết liễu".
Vì vậy MTR điểm lại một vài ý tưởng có hàm lượng công nghệ cao, đã "chết" tại thung lũng Sillicon năm 2016.
1. Vine
Vine là một mạng xã hội chia sẻ clip cực ngắn (chỉ 6 giây), được ra mắt vào tháng Một năm 2013. Người dùng chỉ cần chạm màn hình để ghi lại chuyển động và âm thanh, sau đó rời tay khi muốn tạm dừng quay. Vine khiến cho việc cắt ghép, sáng tạo các chuyển động trong clip trở nên dễ dàng.
Ứng dụng này đã tạo ra nhiều ngôi sao – những người sử dụng Vine để kiếm tiền bằng cách tạo ra các clip về thời trang. Tuy nhiên, Vine đạt đến đỉnh cao vào năm 2014, sau đó dần bị đánh bại bởi Instagram và Snapchat.
Trước năm 2016, một nửa số tài khoản sử dụng Vine nhiều nhất năm 2014, đã ngừng hoạt động. Vào thàng Mười năm 2016, Twitter cuối cùng đã đóng cửa Vibe, và sẽ thay thế nó bằng một ứng dụng khác, tiếp tục cho phép người dùng đăng tải những clip 6 giây. Và người dùng có thể đăng clip trực tiếp từ Twitter.
2. Google Fiber
Có nhiều người vẫn thắc mắc, không hiểu tại sao Google lại quyết định kinh doanh về cáp quang. Họ đã chi rất "nặng đô" vào Fiber – mạng tốc độ cao và dịch vụ truyền hình cáp này.
Có lẽ chính bản thân Google cũng không hiểu lý do họ đã đầu tư hàng tỉ đô vào đây (ít nhất 1 tỉ đô đã tiêu tốn để tạo ra thị trường mới).
Vào tháng Mười, Google thông báo sẽ không mở rộng hoạt động của công ty hơn nữa, ngoài 9 thành phố đang khởi động việc lắp đặt, và 4 công trình đã bắt đầu xây dựng.
Giờ đây, dường như Google đang tập trung vào những công nghệ không dây rẻ tiền hơn, để truyền mạng Internet tốc độ cao.
Tuy thất bại, nhưng James Surowiecki - đại diện Google đã "đăng đàn" để thanh minh cho sản phẩm này.
Ông nói: Nếu không có Google thì chất lượng của những lựa chọn về băng thông không thể cao như bây giờ. Google đã cung cấp những sự thu truyền tín hiệu rất tốt, mà cả chính phủ lẫn những công ty khác chưa chắc đã làm được.
3. Pebble
Sự xuất hiện và biến mất của Pebble trùng khớp với với sự ra đời và tàn lụi mối quan tâm của công chúng với đồng hồ thông minh. Trang Kickstarter – nơi huy động vốn cho Pebble đã huy động được 10 tỉ đô vào năm 2013 – một số tiền khổng lồ.
Nó trở thành câu chuyện thành công về việc "lấy tiền" của đám đông. Nó cũng đã tạo động lực để hồi sinh lại máy tính đeo tay – thứ được xem là 10 công nghệ tuyệt vời của năm đó.
Nhưng những chuyên gia đã cảnh báo, nếu đồng hồ thông minh không trở nên hữu ích hơn, chúng có thể đứng trước nguy cơ bị đào thải.
Và đó chính là trường hợp của Pebble. Dù đã cho ra mắt thêm một vài sản phẩm nữa, nhưng Pebble bị cạnh tranh bởi các sản phẩm từ Apple và dần đánh mất đi sự quan tâm của công chúng.
Sau khi bị Fitbit mua lại, Pebble tuyên bố không còn hoạt động nữa, và dừng chế tạo cũng như bán đồng hồ.
4. Giác cắm headphone
Apple gọi quyết định khai tử giác cắm headphone 3.5 millimet của họ là một hành động dũng cảm. Họ cho rằng đây là bước đi đầu tiên để tiến đến thế giới, nơi mà công nghệ không dây mới là tiêu chuẩn.
Mặc dù quyết định này có thể đem đến nhiều lợi ích cho người dùng trong tương lai, nhưng nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty về công nghệ khác.
Mọi người vẫn có thể sử dụng headphone truyền thống, bằng cách chuyển đổi định dạng kết nối hoặc các sản phẩm headphone có cổng cắm lightning. Tuy nhiên, tất cả những thứ này sẽ không thể hoạt động, nếu nó không phải là sản phẩm của Apple.
Để có những trải nghiệm về công nghệ không dây tuyệt vời nhất, người dùng cần một bộ sản phẩm mới của Apple là AirPods giá 159 đô.
Nhưng mặc dù gây ra nhiều tranh cãi giữa những người dùng, iPhone 7 vẫn giành được nhiều sự quan tâm của công chúng. Và dường như Samsung có thể học hỏi được nhiều thứ từ hành động từ bỏ giác cắm này của Apple.
5. Project Ara
Tháng 9 năm 2016, Google quyết định dừng Project Ara – một dự án phát triển phần cứng đầy triển vọng của Google trong nhiều năm qua. Đây là giấc mơ về những chiếc điện thoại thông minh, thân thiện với người dùng, và có thể tự nâng cấp nhờ vào những phần cứng có thể hoán đổi lẫn nhau.
Nhưng dự án đi đến hồi kết khi Google thử nghiệm ý tưởng ở Puerto Rico thời gian vừa qua. Cuối cùng, mơ ước về một thị thường điện thoại thông minh nhanh và rẻ này, Google đành gác lại chờ những dự án sau.