1. Ếch đốm Columbia
Ếch đốm Columbia.
Các loài lưỡng cư rất dễ chết vì bị mất độ ẩm và chúng cần nước để sinh sản. Vì thế, chúng là những nạn nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu. Quần thể ếch đốm Columbia đang giảm dần trong các vùng nước ở công viên Quốc gia Yellowstone. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng gây ra sự lây lan nhanh chóng của nấm chytrid gây hại cho những loài lưỡng cư.
2. San hô Staghorn
San hô Staghorn.
San hô Staghorn đã trải qua sự suy giảm dân số hơn 80% từ những năm 1970, mà nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu. Đây là loài được liệt kê là cực kỳ nguy cấp trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN. San hô Staghorn đặc biệt dễ bị tẩy trắng vì khi nhiệt độ nước tăng lên khiến san hô trục xuất tảo cộng sinh cung cấp dinh dưỡng.
Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng sinh học nhất trên Trái đất. Khi nhiệt độ đại dương tiếp tục tăng, chúng ta cũng có nguy cơ mất vô số loài sống phụ thuộc vào các rạn san hô để sinh tồn, như cá hề và rùa diều hâu.
3. Thỏ cộc Mỹ
Thỏ cộc Mỹ.
Thỏ cộc Mỹ là họ hàng gần với thỏ và thỏ rừng. Chúng thích nghi với điều kiện núi cao lạnh và không chịu được nhiệt độ cao. Thỏ cộc Mỹ đã di cư khỏi vùng núi lửa để thoát khỏi nhiệt độ tăng, người ta sợ rằng loài này cuối cùng sẽ không còn nơi nào để đi.
Ở một số địa điểm, quần thể thỏ cộc của Mỹ đã hoàn toàn biến mất. Các loài thỏ cộc khác có nguồn gốc từ Đông Âu và Châu Á đang phải đối mặt với số phận thảm khốc.
4. Chim cánh cụt
Chim cánh cụt.
Chim cánh cụt là cư dân lâu đời ở Nam Cực,chúng đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn do biến đổi khí hậu. Những con chim này đang bị suy giảm trên Bán đảo Tây Nam Cực, đây là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên Trái đất.
Khu vực làm tổ ven biển của chim cánh cụt ngày càng trở nên không phù hợp của các con non và thời gian ấm hơn so với nhiệt độ đại dương thông thường đang ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống sót của con mồi của chim cánh cuth như cá và nhuyễn thể.
5. Gấu Bắc Cực
Gấu Bắc Cực đang phải đối đầu với một tương lai đen tối do băng biển bị thu hẹp ở Bắc Cực. Mùa hè dài hơn, ấm hơn đang khiến phần lớn Bắc Băng Dương không có băng trong thời gian dài, làm giảm khả năng tiếp cận của gấu với con mồi chính của chúng.
Do đó, những con gấu buộc phải dành nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn trên đất liền, nơi chúng có nguy cơ xảy ra xung đột với con người.