4 từ có sức thuyết phục nhất khi nói ra có thể thúc đẩy người đối diện đi đến hành động

Pha Lê |

Khi sử dụng những từ này sẽ khiến cho đối phương có cảm giác tin tưởng vào những gì bạn đang nói.

Giả sử tôi muốn thuyết phục một người đi đến dự một sự kiện nào đó, có thể là một hội nghị về kinh doanh, một đám cưới, một cuộc họp chính trị, một buổi hòa nhạc – không quan trọng lắm đó là loại sự kiện gì.

Dĩ nhiên tôi có thể (và tôi nên) nói với họ về những giá trị mà họ sẽ nhận được, họ sẽ "kiếm được" gì nếu đến đó trải nghiệm ở đó sẽ tuyệt vời như thế nào, vân vân. Nhưng có một thứ mà tôi có thể làm và mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Tôi có thể nói một câu, một câu chỉ với 4 từ, có thể "chốt" vấn đề cho cả hai, một câu nói sẽ khiến tất cả rõ ràng rằng cô ấy nên ngay lập tức đến dự sự kiện đó. Và 4 từ đó là: "Tôi cũng đến đó!"

Hoặc nếu bạn đã từng đến dự một sự kiện tương tự thì sẽ là: "Tôi từng đến đó!"

Sức mạnh của 4 từ này là gì? Chúng xác thực và đáng tin.

Nghĩa là, tôi không chỉ "xúi giục" ai đó làm một điều gì, chính tôi cũng định đến đó, hay dùng sản phẩm, dịch vụ đó. Nói cách khác, đối phương có thể nhận thấy tôi thực hành những gì tôi thuyết giáo và tôi tin tưởng những gì tôi nói.

Điều khó khăn nhất của quá trình thuyết phục chính là tự thuyết phục. Nếu bản thân tôi không bị thuyết phục bởi điều đó thì sẽ rất khó để có thể "bán" nó cho người khác.

Và, dù sao đi nữa, nếu sau khi tôi nói với họ những điều lớn lao về sự kiện, và họ hỏi tôi: "Anh cũng sẽ đến đó chứ?", và tôi trả lời "Không" (mà lý do tôi không đến đó lại không thích hợp, hoặc thậm chí đó là một lý do nghe có vẻ hợp lý đi nữa), thì cơ hội thuyết phục được đối phương sẽ giảm đi đáng kể.

Bởi vì nếu bản thân bạn không bị thuyết phục đủ để chính mình đi đến sự kiện đó, thì đâu có lý do nào đối phương lại bị thuyết phục và "mạo hiểm", đúng không?

Điều tương tự cũng xảy ra với việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Tôi có thể nói với một bầu nhiệt huyết dâng trào cho đến khi mặt mày tím xanh về một sản phẩm nào đó, nhưng cũng có 5 từ có thể giúp cuộc thỏa thuận thành công: "Tôi cũng dùng cái này!"

Đó là tại sao mà những chuỗi công ty thời trang "bắt ép" nhân viên của mình chỉ được mặc đồ nhãn hàng của công ty.

Thử tưởng tượng thế này: Bạn đến mua quần áo tại một cửa hàng bán lẻ nào đó, và cô nhân viên bán hàng diện cả bộ toàn là sản phẩm của công ty đối thủ (bởi vì cô ấy thích đồ ở đó hơn và cô không bị buộc phải mặc đồ của công ty mình), liệu bạn có bị thuyết phục mua những món đồ mà cô đang bán? Theo những nghiên cứu thì có rất ít trường hợp bị thuyết phục.

Vì vậy, nếu bạn muốn khiến đối phương thấy rằng bạn thật sự tin tưởng vào những gì mình đang nói, và nếu bạn muốn họ nhận thấy được giá trị và lợi ích, hãy biểu lộ ra cho họ thấy là bạn đang áp dụng những gì bạn đang giải thích với họ vào cuộc sống của chính mình.

* Nội dung lược trích trong cuốn: Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái

Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái do Công ty First News - Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới.

Đây là những bí quyết marketing và thương thuyết sáng tạo mà diễn giả, "Tiến sĩ Thuyết Phục" Yaniv Zaid đã tích lũy sau nhiều năm nghiên cứu về chủ đề thành công cũng như hoạt động trên thương trường.

Qua những mẩu chuyện nhỏ và nhiều ví dụ thực tế trong quyển sách này, bạn đọc sẽ lần lượt tìm được câu trả lời cho những câu hỏi mà một chuyên gia marketing, một nhân viên bán hàng hay bất kỳ ai muốn nâng cao kỹ năng thương thuyết đều có thể quan tâm.

âu sắc nhưng không giáo điều, hiệu quả mà vô cùng đơn giản và dễ hiểu chính là điểm khác biệt của quyển sách Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái của tác giả Yaniv Zaid.

photo-1-15379301524481636354988

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại