Tại các cuộc họp vào ngày 4 và 5 tháng 5, các ngoại trưởng, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã thảo luận về một số vấn đề bao gồm: trao cho Iran tư cách quốc gia thành viên, yêu cầu của Belarus đẩy nhanh cơ chế gia nhập tổ chức. Sau đó, các quốc gia sẽ có thể tăng cường hợp tác với nhau về kinh tế trên nhiều lĩnh vực.
"Nhiều quốc gia muốn gia nhập SCO, bởi vì Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hấp dẫn họ với bốn lý do", nhà khoa học chính trị người Nga Sergei Markov chia sẻ với phóng viên tờ PolitExpert (PE).
Theo nhà phân tích: “Đầu tiên, tổ chức bao gồm hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Trung tâm Á - Âu. Thứ hai, không có một đặc vụ Mỹ nào trong SCO".
"Thứ ba, các nước là thành viên của tổ chức thực sự giúp đỡ lẫn nhau. SCO là một tổ chức quốc tế cổ điển, được thành lập không phải để gây chiến với các quốc gia khác mà để giúp đỡ những thành viên của mình".
"Thứ tư, nước chủ nhà trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là Trung Quốc, đây là một đồng minh rất mạnh mẽ. Do vậy thật thú vị khi bạn là thành viên của SCO”, chuyên gia Markov nói.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ngày càng trở nên hấp dẫn với nhiều quốc gia.
Ngoài ra, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đang xây dựng một cấu trúc tương tác với nhau, độc lập với Hoa Kỳ cả về chính trị và kinh tế. Chẳng bao lâu nữa, một khối các quốc gia có kế hoạch chuyển sang giao dịch bằng đồng tiền của họ, không dùng đồng đô la và đồng euro.
Bên cạnh đó, chuyên gia Markov nhấn mạnh khả năng bảo hiểm cho các tàu chở dầu nước ngoài, vốn rất quan trọng đối với nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho thế giới cũng đang được phát triển.
Cần lưu ý thêm, trước đó Nga cáo buộc Mỹ đang cố gắng kích động nhiều quốc gia khác tham gia vào cuộc xung đột, chủ yếu với Nga và Trung Quốc. Chính vì vậy, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tỏ ra là một đối trọng gây khó chịu cho Nhà Trắng.