Theo báo cáo được công bố gần đây bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tại các quốc gia thành viên, khách Trung Quốc chiếm phần lớn lượng khách quốc tế mà ngành du lịch. Dòng khách này đã tăng 8 lần trong 15 năm, từ 11 triệu lượt vào 2003 lên gần 87 triệu lượt vào 2018. Đáng chú ý, khách Trung Quốc chiếm 32% tổng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam, Hàn Quốc và Mông Cổ là 31%.
Tỷ trọng khách Trung Quốc đến các quốc gia thành viên ADB 2018. Ảnh: Tổ chức Du lịch Thế giới.
Du lịch là một trong những ngành có đóng góp quan trọng vào cơ cấu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên, dao động từ mức 10-40% GDP. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19, chi tiêu của du khách, ngành du lịch Trung Quốc và các nền kinh tế khác sẽ không tránh khỏi những thiệt hại. Trước đó, Trung Quốc đã có lệnh cấm các chuyến du lịch nước ngoài theo nhóm vào ngày 24/1. Quyết định này đã làm giảm 55% khách Trung Quốc du lịch nước ngoài.
Tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch vào cơ cấu GDP. Ảnh: Ngân hàng Thế giới. |
Số lượt khách nội địa Trung Quốc giai đoạn 1995 - 2018. Ảnh: Tổ chức Du lịch thế giới. |
Trong khi đó, các nền kinh tế trong khu vực dù không có lệnh cấm chính thức như Trung Quốc song lượng khách quốc tế từ những quốc gia khác cũng sẽ giảm do tâm lý lo ngại và tránh đi qua vùng dịch. Như dịch SARS trước đây, dù ghi nhận rất ít trường hợp nhiễm bệnh, nhưng các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc... đều ghi nhận lượng khách quốc tế đến từ các nước khác trên thế giới giảm.
Lượng khách quốc tế đến các quốc gia thành viên ADB, giai đoạn 2002-2004. Ảnh: Tổ chức Du lịch Thế giới. |
Theo đó, ADB đã đưa ra 4 kịch bản dự báo cho thị trường du lịch căn cứ vào thời gian kéo dài lệnh cấm và nhu cầu đi lại để đánh giá tác động. Trường hợp tốt nhất, tiêu dùng của khách du lịch chỉ giảm 0,7% nhưng trường hợp xấu nhất sẽ giảm 2%, cùng với đó đầu tư và chi tiêu nội địa cũng có mức giảm tương tự.
Kịch bản tốt nhất | Kịch bản vừa phải | Kịch bản xấu | Kịch bản xấu nhất | |
Thời gian cấm (tháng) | 2 | 3 | 6 | 6 tháng; các quốc gia thành viên của ADB cũng khác cũng có chính sách hạn chế tương tự trong 3 tháng |
Nội dung lệnh cấm du lịch và hạn chế du khách | Khách Trung Quốc du lịch nước ngoài giảm 50% trong 2 tháng. Các nền kinh tế khác cũng ban hành lệnh cấm du lịch và không có doanh thu từ khách Trung Quốc. Chi tiêu và khách nội địa Trung Quốc giảm mạnh tương tự thời điểm dịch SARS bùng phát. Lượng khách quốc tế (không bao gồm Trung Quốc) đến Đông Nam Á giảm mạnh như thời điểm dịch SARS bùng phát. | Khách Trung Quốc du lịch nước ngoài giảm 50%. Các nền kinh tế áp dụng lệnh cấm du lịch và không có doanh thu từ khách Trung Quốc. Chi tiêu và khách nội địa Trung Quốc giảm mạnh thêm 10% so với mức bình thường. Khách du lịch quốc tế (không tính Trung Quốc) đến Đông Nam Á giảm mạnh thêm 10% so với kịch bản tốt. | Khách Trung Quốc du lịch nước ngoài giảm 50%. Các nền kinh tế hạn chế du lịch và không có doanh thu từ khách Trung Quốc. Chi tiêu và khách nội địa Trung Quốc giảm mạnh thêm 30% so với bình thường. Du khách từ châu Á đến Đông Nam Á giảm mạnh thêm 40% so với kịch bản tốt nhất. | Khách Trung Quốc du lịch nước ngoài giảm 50%. Các nền kinh tế hạn chế du lịch và không có doanh thu từ khách Trung Quốc trong 6 tháng. Tiêu dùng và khách nội địa Trung Quốc giảm mạnh thêm 30% so với bình thường. Khách quốc tế không bao gồm Trung Quốc đến Đông Nam Á giảm mạnh thêm 40% so với kịch bản tốt nhất. |
Mức giảm chi tiêu so với thời điểm không có dịch | 0,7% (tương đương mức giảm 2,75 điểm phần trăm quý III/2003). | 2% (tương đương giảm 2 điểm phần trăm tăng trưởng chi tiêu cá nhân 2003 so với trung bình giai đoạn 2000-2002. | 2% (tương đương giảm 2 điểm phần trăm tăng trưởng chi tiêu cá nhân 2003 so với giai đoạn 2000-2002.
| 2% (tương đương giảm 2 điểm phần trăm tăng trưởng chi tiêu cá nhân 2003 so với giai đoạn 2000-2002.
|
Trung Quốc giảm đầu tư | không | không | 2% | 2% |
Tiêu dùng nội địa giảm | không | không | không | 2% |
Trước đó, ADB đã đưa ra 3 kịch bản dự báo tăng trưởng Việt Nam dưới tác động của dịch Covid-19 và một trường hợp xấu nhất khó có khả năng xảy ra. Với trường hợp này, GDP Việt Nam có thể mất hơn 3,7 tỷ USD và khoảng 750.000 việc làm.
Ngược lại ở trường hợp tốt nhất, thiết hại về GDP dự kiến ở mức 675 triệu USD và mất khoảng 122.000 việc làm.