3.000 ngày chuẩn bị cho bước nhảy vọt vĩ đại: NASA nung nấu đánh bại Trung Quốc như thế nào?

Trang Ly |

Chỉ còn vài năm nữa, nhân loại thế kỷ 21 có được chứng kiến kỳ tích vũ trụ vĩ đại mà NASA từng lập ở thế kỷ 20 hay không? Chúng ta hãy cùng chờ...

Năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump giao trọng trách cho NASA thực thi sứ mệnh: Phải đưa người trở lại Mặt Trăng bằng được trong năm 2024.

Tăng chi tiêu ngân sách cho NASA ở mức kỷ lục. Chưa một ông chủ Nhà Trắng nào từng rót đến con số 22,6 tỷ USD như ông Trump đã làm đã thể hiện quyết tâm vực NASA vĩ đại trở lại của tổng thống thứ 45 của Mỹ.

Quyết tâm và ngân sách của Tổng thống khiến NASA cấp thiết chuẩn bị những kế hoạch rút ngắn lộ trình từ 8 năm xuống còn 5 năm nhằm giữ vững ngôi vị dẫn dầu trên Mặt Trăng, trước những thành tựu không thể phủ định từ Trung Quốc khi nước này đưa tàu đổ bộ thành công xuống nửa tối của Mặt Trăng hồi tháng 1/2019.

Nếu như ở thế kỷ 20, NASA tung ra quân át chủ bài là Chương trình Apollo và gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng của nhân loại [qua chiến tích của phi thuyền Apollo 11 năm 1969 đưa người đặt những bước chân đầu tiên trên Mặt Trăng] thì bước sang thế kỷ 21, quân át chủ bài của cơ quan này là Chương trình Artemis giai đoạn 2019 - 2024.

Đứng trước những tham vọng thể hiện rõ của Trung Quốc trên Mặt Trăng, Chương trình Artemis thế kỷ 21 nhằm mục đích sâu xa đưa nước Mỹ giữ vững vị thế bá chủ trên Mặt Trăng được thực hiện như thế nào? NASA đã cung cấp ngắn gọn những thông tin và hình ảnh về chương trình trị giá hàng chục tỷ USD này.

3.000 ngày chuẩn bị cho bước nhảy vọt vĩ đại: NASA nung nấu đánh bại Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 1.

Thám hiểm sâu Mặt Trăng bằng công nghệ mới - Tận dụng nguyên liệu Mặt Trăng

3.000 ngày chuẩn bị cho bước nhảy vọt vĩ đại: NASA nung nấu đánh bại Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 3.

Sau đó, thực hiện bước nhảy vọt: Đổ bộ sao Hỏa

Artemis (tên nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, người em sinh đôi với thần Apollo) là tên chương trình thám hiểm Mặt Trăng thế kỷ 21 của NASA với mục tiêu lớn nhất: Đưa 2 phi hành gia (1 nữ, 1 nam) tái đổ bộ Mặt Trăng vào năm 2024. Sau khi đổ bộ, NASA sử dụng các công nghệ vượt bậc để khám phá sâu bề mặt Mặt Trăng chưa từng có trong lịch sử.

Đổ bộ Mặt Trăng năm 2024 là bàn đạp để NASA thực hiện bước nhảy vọt khổng lồ tiếp theo: Đưa nhà thám hiểm đổ bộ Hành tinh Đỏ - sao Hỏa.

3.000 ngày chuẩn bị cho bước nhảy vọt vĩ đại: NASA nung nấu đánh bại Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 4.

- Tích cực phát triển thế hệ tên lửa mạnh phiên bản mới mang tên Hệ thống phóng không gian (SLS - Space Launch System) nhằm đưa người lên Mặt Trăng và thám hiểm không gian sâu.

- Hoàn thiện tàu vũ trụ Orion phục vụ sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng.

Từ trái qua: Bệ phóng tối tân SLS - Tên lửa đẩy mạnh nhất hành tinh - Mô-đun chỉ huy Orion

- Xây dựng phi thuyền Gateway tại vùng quỹ đạo Mặt Trăng. Cải tiến bộ đồ phi hành gia, phục vụ các hoạt động bên ngoài không gian của nhà thám hiểm.

Gateway ở quỹ đạo Mặt Trăng - Tàu đổ bộ Mặt Trăng - Bộ đồ phi hành gia cải cách

3.000 ngày chuẩn bị cho bước nhảy vọt vĩ đại: NASA nung nấu đánh bại Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 7.

- Năm 2020: NASA khởi động Artemis 1, nhằm thử nghiệm hệ thống tên lửa đẩy SLS và tàu vũ trụ Orion.

- Năm 2022: Thực hiện sứ mệnh Artemis 2 - sứ mệnh tiền đồn trước khi đổ bộ Mặt Trăng, đưa phi hành gia kết nối phi thuyền Gateway tại vùng quỹ đạo Mặt Trăng. Gateway đóng vai trò là ngôi nhà ngoài không gian của phi hành gia để sinh sống, làm việc, nghiên cứu Mặt Trăng kỹ lưỡng hơn.

- Năm 2024: Triển khai sứ mệnh Artemis 3, chính thức đưa người (2 phi hành gia) tái đổ bộ Mặt Trăng tại cực Nam vệ tinh này.

Theo kế hoạch, sau khi đổ bộ Mặt Trăng, NASA sẽ thực hiện các nhiệm vụ: (1) Tìm và sử dụng nước (dạng băng) cũng như tài nguyên quan trọng khác trên Mặt Trăng cần thiết cho các sứ mệnh thăm dò dài hạn;

(2) Giải mã những bí ẩn trên Mặt Trăng, từ đó tìm hiểu thêm về Trái Đất và vũ trụ; (3) Tìm hiểu cách sống và sinh hoạt trên bề mặt của một thiên thể khác; (4) Kiểm chứng công nghệ Trái Đất trước khi thực hiện sứ mệnh đổ bộ sao Hỏa.

Về bản chất, Chương trình Artemis ra đời từ năm 2017, dưới sự hoạt động chính của NASA cùng với các công ty hàng không vũ trụ tư nhân Mỹ và các đối tác quốc tế như Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA).

Như vậy, nếu Artemis thành công năm 2024 thì lộ trình của nó chính thức kéo dài 8 năm từ 2017 đến 2014.

Bài viết sử dụng nguồn/ảnh: NASA

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại