3 tầng tâm thái quyết định thành bại: Tâm thái gà nhà, tâm thái chim ưng, tâm thái đại bàng - Bạn thuộc loại nào?

NHƯ NGUYỄN |

Độ cao tương lai của một người được ẩn giấu trong tầm nhìn của người đó.

Có một đoạn trong cuốn sách nước ngoài có tên "Logic cấp thấp" (tạm dịch), tác giả cho rằng, trên thực tế con người thường có ba loại tâm lý:

Đầu tiên là tâm lý của gà, đó là "Bạn phải thua".

Thứ hai là tâm lý của chim ưng, đó là "Tôi phải thắng".

Thứ ba là tâm lý của đại bàng, đó là "Bạn và tôi cùng nhau chiến thắng".

Những người có tâm lý gà là những người hẹp hòi, không thích ưu điểm của người khác, họ có thể làm bất cứ điều gì có thể để đánh bại đối phương. Nhưng, họ làm tổn thương người khác một ngàn thì cũng làm tổn thương chính mình tới tám trăm.

Những người có tâm lý chim, mặc dù không làm hại người khác để làm lợi cho mình, nhưng lại thiển cận, không có cái nhìn toàn cục, làm việc của mình và chiến đấu một mình, sự phát triển thường bị hạn chế.

Người có tâm lý đại bàng có tầm nhìn xa, không giới hạn ở những khoản lợi nhỏ, không bị mắc kẹt trong những cái được và mất trước mắt, họ hiểu rằng "đôi bên cùng có lợi" là con đường dài hạn, và nó sẽ là đòn bẩy giúp họ ngày càng bay cao hơn.

Tâm thái quyết định tầm nhìn, và tầm nhìn quyết định vận mệnh.

Hành động với suy nghĩ của gà và chim sẻ sẽ làm cho con đường đã hẹp lại càng hẹp hơn, chỉ khi sống và làm việc với tầm nhìn của chim đại bàng, con đường đời mới rộng mở hơn.

Độ cao tương lai của một người được ẩn giấu trong tầm nhìn của anh ta.

3 tầng tâm thái quyết định thành bại: Tâm thái gà nhà, tâm thái chim ưng, tâm thái đại bàng - Bạn thuộc loại nào? - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ: Unplash)

01

Có hai câu chuyện như này:

Bên kia đường đối diện một khu dân cư, có hai nhà hàng nhỏ.

Vốn dĩ hai nhà hàng có phong cách khác nhau nên từ trước đến nay, họ luôn chung sống hòa thuận, làm ăn phát đạt.

Nhưng thời gian trôi qua, hai bên bắt đầu không ưa nhau, luôn muốn đuổi đối phương đi để trở thành nhà hàng độc quyền trên con phố ấy.

Cứ như vậy, hai gia đình đã bí mật sử dụng đủ mọi thủ đoạn để lấn át và chèn ép lẫn nhau. Cuối cùng, một nhà hàng đã buộc phải đóng cửa.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là cửa hàng chiến thắng cũng chẳng khởi sắc như mong đợi, và ngay sau đó, nó cũng đóng cửa.

Hóa ra một cửa hàng đóng cửa đồng nghĩa với việc mất đi một nửa lượng khách của cả con phố, những khách hàng cũ cũng đã chán ăn ở một chỗ, người đến càng ngày càng ít.

Một câu chuyện khác - câu chuyện vẫn còn làm rung chuyển thế giới công nghệ ngày nay.

Năm 1997, người sáng lập Microsoft, Bill Gates tuyên bố sẽ rót 150 triệu USD vào Apple - công ty đang gặp khủng hoảng lúc bấy giờ, tin tức này gây náo động khắp thế giới.

Chẳng ai lạ gì, Microsoft và Apple luôn là đối thủ không đội trời chung của nhau trong nhiều năm.

Apple đang trên bờ vực phá sản, và đây là thời điểm tuyệt vời để đánh bại nó.

Tuy nhiên, thay vì làm điều này, Microsoft đã đưa tay ra giúp đỡ.

Và sau đó là sự tái xuất của Apple.

Và sau đó nữa, hai công ty đã cùng nhau phát triển, đẩy ngành công nghiệp máy tính của thế giới lên một tầm cao mới.

Vì sao phải kể hai câu chuyện này?

Câu chuyện thứ nhất là điểm hình của tâm thái gà và chim.

Thế giới này luôn tồn tại những người có lòng dạ hẹp hòi, tầm nhìn ngắn hạn, luôn tìm cách đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Khi một người dồn hết sức lực vào tính toán, hãm hại những người xung quanh mình, anh ta cuối cùng cũng không có kết cục tốt đẹp.

Người như vậy, làm sao nên nổi việc lớn!

Trong câu chuyện thứ hai, vì Bill Gates có tầm nhìn của đại bàng, đặt mình ở vị trí để có thể nhìn xa trông rộng, kết quả không chỉ giúp đỡ được người khác mà còn thành toàn nên được chính mình.

Trong kinh tế học, có một hiệu ứng có tên "hiệu ứng săn hươu".

Các hộ săn bắn sống trên thảo nguyên, và có hai cách để kiếm sống.

Một là săn thỏ nhưng số lượng thỏ có hạn, hai là săn hươu nhưng cần có sự hợp tác của hai nhà.

Những người chọn phương án đầu tiên lần lượt chết đói.

Thì ra những người thợ săn luôn phá hoại lẫn nhau vì họ lo lắng rằng bên kia sẽ bắt được nhiều thỏ hơn và họ sẽ không có gì để ăn, kết quả là không ai có thể bắt được thỏ.

Những người chọn phương án thứ hai không chỉ có đủ cơm ăn, áo mặc mà còn cùng nhau kiếm được tiền.

Một họa sĩ đã từng cảm thán rằng: Nếu "cao độ" không đủ, tất cả những gì bạn nhìn thấy đều là vấn đề; nếu "tầm nhìn" quá hẹp, tất cả những chuyện nhỏ đều sẽ là vướng mắc.

Trong đối nhân xử thế, bạn chỉ có thể nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn và đưa ra quyết định dài hạn hơn bằng cách phóng to tầm nhìn và nhảy ra khỏi đáy giếng.

3 tầng tâm thái quyết định thành bại: Tâm thái gà nhà, tâm thái chim ưng, tâm thái đại bàng - Bạn thuộc loại nào? - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

02

Có người từng hỏi nhà đầu tư nổi tiếng người Trung Quốc - Wu Jun rằng:

"Anh đã tiếp xúc với rất nhiều ông lớn trong giới kinh doanh, anh có thể chia sẻ một số bí quyết thành công từ họ để những người bình thường như chúng tôi học hỏi không?"

Wu Jun thẳng thắn nói: "Nếu có một điểm chung giữa những người đó, thì đó là tầm nhìn của họ thường vô cùng rộng lớn".

Kẻ ngốc giẫm đạp lên nhau, người khôn sẽ giúp nhau.

Những người có tầm nhìn lớn hơn có thể nhìn thấu logic cơ bản của thế giới và hiểu rằng mỗi một người không phải là một cô đảo, và chỉ bằng cách giúp đỡ lẫn nhau, tất cả mới có thể tiến xa.

Vào thời Vạn Lịch của nhà Minh, Trung Quốc, có một thương gia giàu có tên là Vương Hải Phong.

Ông muốn chọn một địa điểm để mở rộng khu vực buôn bán của mình, nhưng thật không may, đã có một cửa hàng đậu phụ ở nơi mà Vương Hải Phong đang tìm kiếm. Ông nhiều lần đến thương lượng nhưng đều bị đối phương thẳng thừng từ chối.

Bát đắc dĩ, Vương Hải Phong phải bắt đầu dự án của mình ở khu vực xung quanh trước.

Sau khi bắt đầu công việc, do dự án lớn và nhiều nhân công, mọi người ăn rất nhiều đậu phụ.

Người quản lý tiền khó chịu vì chủ quán đậu phụ không muốn dọn đi nên thường đi mua đậu phụ ở nơi khác.

Vương Hải Phong sau khi biết chuyện đã cười nói làm như vậy là không cần thiết, gia đình nhà bán đậu làm ăn buôn bán cũng không dễ dàng gì.

Người quản lý tiền vẫn rất không vui, nhưng vẫn miễn cưỡng đi làm.

Điều khiến mọi người bất ngờ là không lâu sau đó, nhà bán đậu phụ đã chủ động chuyển đi.

Thì ra, vì bán được nhiều đậu phụ nên việc buôn bán phát đạt hơn rất nhiều, cửa hàng vốn dĩ lại quá nhỏ, họ cần chuyển đi nơi khác rộng hơn.

Hơn nữa, chủ hàng đậu cũng vô cùng cảm động trước tấm lòng nhân hậu của Vương Hải Phong, nên đã nhường lại phần đất mà không cần bất cứ món tiền đền bù nào.

Cứ như vậy, Vương Hải Phong đã dễ dàng giải quyết vấn đề với thái độ tử tế và khoan dung của mình mà không cần dùng đến bạo lực và cũng không tốn một xu nào.

Cuộc sống là như vậy, nếu bạn ngáng đường người khác, sẽ có người ngáng chân bạn; nếu bạn bắc cầu cho người khác, sẽ có người mở đường cho bạn.

Chỉ khi bạn có tấm lòng độ lượng như biển cả, bạn mới có thể có sự nghiệp rộng lớn như đại dương.

Vì vậy, khi có vấn đề gì đó xảy ra, đừng vội vàng theo phản xạ rơi vào tâm lý gà nhà xé xác nhau mà hãy xem xét vấn đề với cái nhìn cao hơn, tầm nhìn rộng hơn, nhận thức sâu sắc hơn như đại bàng.

Có câu mà tác gia Lin Qingxuan đã nói trong cuốn Gửi họ một vầng trăng sáng":

"Mỗi vầng trăng sáng mà chúng ta gửi đi không chỉ là tặng lẫn nhau, mà còn là phản chiếu lẫn nhau, phản chiếu ánh sáng cho nhau".

Dùng vầng trăng sáng của mình để soi sáng người khác, cũng là đang rắc hào quang cho chính mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại