Bộ sưu tập Mona Lana bao gồm 500 bức chân dung phụ nữ độc đáo do Lana Denina tạo ra. Mỗi bức chân dung được tạo ra bằng mã với 112 đặc điểm khác nhau. (Ảnh: Lana Denina)
Kể từ tháng 2/2021, Lana Detina (Canada) đã kiếm được hơn 300.000 USD từ việc bán những bức tranh của mình dưới dạng NFT hoặc Token không thể thay thế trên nhiều nền tảng khác nhau. Đặc biệt hơn, cô chỉ mới tìm hiểu chúng chỉ 1 tháng trước đó.
Là một họa sĩ, Denina ngay lập tức bị ấn tượng với công nghệ và khả năng chứng minh quyền sở hữu cho các nghệ sĩ vô cùng ấn tượng của nó. “Các phòng trưng bày truyền thống giống như một thế giới cũ vì trong đó không có sự đa dạng, không đủ để thu hút với một phụ nữ da màu như tôi”, Denina chia sẻ.
Không giống như những thị trường nghệ thuật ngày nay, NFT và Web3 cho phép các nghệ sĩ tạo ra những phòng trưng bày của riêng. Đồng thời, những nghệ sĩ hoạt động trên nền tảng này có thể chủ động định giá online các tác phẩm của mình, Denina giải thích.
Các nghệ sĩ cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán các phụ bản của họ với NFT, bản thân Denina cũng kiếm được 10% từ loại hình này. Cô gái người Canada này đã bắt đầu bán những bức tranh NFT do cô tạo ra, sau đó niêm yết toàn bộ bộ sưu tập.
Tác phẩm mới nhất của cô – Mona Lana, đã được bán hết vào tháng 11, chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi phát hành. Đây là 1 bộ sưu tập gồm 500 bức chân dung độc đáo về phụ nữ, mỗi một bức lại được tạo ra với bảng mã với 112 đặc điểm khác nhau.
Trong mỗi một tác phẩm lại hàm chứa những thông điệp, tiếng nói đại diện cho người da màu, điều này đã làm cho tên tuổi của cô được nhiều người trong cộng đồng NFT biết tới.
Denina chia sẻ rằng, sau khi bộ sưu tập của mình vượt qua 100 ether (1 ,335.01 USD) về khối lượng giao dịch, cô sẽ chia phần trăm doanh thu của mình cho Cyber Baat (câu lạc bộ nghệ thuật ở Châu Phi). Cho tới thời điểm hiện tại, cô đã sắp đạt được mục tiêu 99.5 ether khối lượng giao dịch.
Câu chuyện của Denina đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các nhà sáng tạo tự do trên toàn thế giới. Không gian số đã trở thành nơi mà nhiều nghệ sĩ có thể định giá sản phẩm nghệ thuật của mình như một tài sản kỹ thuật số. Điều này cho thấy, ngày con người xóa bỏ đi “lằn ranh” giữa thế giới thực và ảo đang ngày càng tới gần.